Tiêu chuẩn thực phẩm chức năng

Hiện thị trường thực phẩm chức năng phát triển thần tốc. Kéo theo đó nhiều hệ lụy sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước đặt chính sách bằng cách siết chặt các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng. Vậy tiêu chuẩn đó là gì? ACC mời bạn tham khảo bài viết tiêu chuẩn thực phẩm chức năng

Tin Tuc Phong Sach

Tiêu chuẩn thực phẩm chức năng

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng định nghĩa rằng: Thực phẩm chức năng là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe bao gồm: thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực phẩm truyền thống, các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người.

Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn để cải thiện sức khỏe, vẻ đẹp từ bên trong, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất như: loãng xương, viêm khớp, các bệnh da liễu, trí não… Ngày nay, các thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất thảo dược được dùng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh mạn tính.

2. Điều kiện là thực phẩm chức năng

Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng và các chất có hoạt tính sinh học nếu được Nhà sản xuất công bố sản phẩm đó là thực phẩm chức năng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù hợp với pháp luật về thực phẩm và có đủ các điều kiện sau thì được coi là thực phẩm chức năng:

Đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Nếu lượng vi chất đưa vào cơ thể hàng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm có ít nhất 1 vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần giá trị của Bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI 2002 (Recommended Nutrient Intakes), ban hành kèm theo Thông tư này, thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành xác nhận tính an toàn của sản phẩm và phải ghi rõ trên nhãn hoặc nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu) mức đáp ứng RNI của các vi chất dinh dưỡng được bổ sung;

Đối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học: Nếu công bố sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng trong cơ thể người, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật thì phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần của sản phẩm có chức năng đó hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn.

3. Tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP

Thứ nhất: Có hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo

Theo cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết, để đạt yêu cầu về tiêu chuẩn sản xuất gia công thực phẩm chức năng GMP thì doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng phải có cơ sở sản xuất đảm bảo. Có địa điểm sản xuất xuất thực phẩm chức năng đủ rộng, có đủ điện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm. Hệ thống từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm.

Đặc biệt là về thiết kế và kết cấu nhà xường phải phù hợp. Từ hệ thống cung cấp nước, ánh sáng đến hệ thống sử lý chất thải, khu vệ sinh và các buồng phòng có hoạt động riêng theo từng quy chuẩn.

Thứ hai: Chủ cơ sở, đội ngũ nhân viên gia công sản xuất có trình độ chuyên môn

Con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định nhất trong hệ thống tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng hay bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy. Theo đó, từ mỗi nhân viên đến cán bộ phụ tránh sản xuất của từng bộ phận rồi đến chủ doanh nghiệp tối thiểu đều phải có bằng đại học trong lĩnh vực. Nghĩa là có trình độ chuyên ngành mà cơ sở sản xuất yêu cầu.

Ngoài yếu tố về trình độ, chuyên môn, mỗi chuyên viên trong dây truyền sản xuất gia công sản xuất thực phẩm chức năng cần có sự am hiểu cần thiết nhất định về sản phẩm. Từ riêng lẻ đến tổng thể, đồng thời có ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra đảm bảo chất lượng đạt chuẩn cho người sử dụng.

Thứ 3: Có giấy phép kinh doanh sản xuất, hồ sơ pháp lý rõ ràng

Đây là cơ sở pháp lý để cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng hoạt động minh bạch. Đó là những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng về hồ sơ sổ sách những nguyên liệu đầu vào... Đây là cơ sở lưu trữ thông tin chứng minh cho chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Những hồ sơ này thể hiện quá trình nuôi trồng, thu hái và đóng gói, bảo quản nguyên liệu. Sau đó lưa chuyển vào kho tiếp nhận nguyên liệu. Bên bộ phận tiếp nhận nguyên liệu lại có những chính sách quản lý thu nhận riêng đi cùng với hóa đơn chứng từ cụ thể. Theo đó, tất cả các khâu này đều cần đảm bảo trải qua hệ thống kiểm nghiệm đạt yêu cầu.

4. Yêu cầu về báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của thực phẩm chức năng

Sản phẩm phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người bao gồm:

  • Sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh;
  • Sản phẩm công bố công dụng mới chưa được công nhận tại các quốc gia khác trên thế giới;
  • Sản phẩm có chứa hoạt chất mới chưa được cho phép sử dụng;
  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công thức khác với sản phẩm đã có bằng chứng khoa học chứng minh, lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường;
  • Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật lần đầu tiên đưa ra thị trường có thành phần cấu tạo khác với thành phần cấu tạo của các sản phẩm y học cổ truyền cổ phương, cổ phương gia giảm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học;
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt chưa được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền hoặc pháp luật của nước xuất xứ cho phép, nước xuất khẩu xác nhận về công dụng, đối tượng sử dụng và cách dùng được phép ghi trên nhãn hàng hóa.

Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải được thực hiện tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học về y học. Riêng đối với sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phải được thực hiện tại các bệnh viện có chức năng nghiên cứu khoa học từ tuyến tỉnh trở lên.

Trong trường hợp đánh giá thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người được thực hiện tại nước ngoài, việc thử nghiệm phải được thực hiện ở đơn vị được cơ quan thẩm quyền nước sở tại thừa nhận, công nhận hoặc kết quả thử nghiệm được đăng tải trên các tạp chí khoa học.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thành lập Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực phù hợp để tham gia thẩm định báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm và các bằng chứng khoa học được công bố. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn GMP là gì?

GMP (Good Manufacturing Practices) Được hiểu là những tiêu chuẩn sản xuất tốt, nhằm đảm bảo về điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. Đó là hệ thống những nguyên tắc, quy định chung về nội dung cơ bản trong điều kiện sản xuất. Để áp dụng cho các cơ sở nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.

Muốn kinh doanh thực phẩm chức năng có cần phải có giấy phép không?

Để kinh doanh thực phẩm chức năng cơ sở kinh doanh cần phải có:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT)

Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm

Sản phẩm y học cổ truyền là gì?

Sản phẩm y học cổ truyền là sản phẩm có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

Trên đây là bài viết Tiêu chuẩn thực phẩm chức năng. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo