Công trình công cộng là một phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Với vai trò là nơi sinh hoạt chung của rất nhiều người, việc xây dựng công tình công cộng cần những tiêu chuẩn gì. Quý bạn đọc vui lòng tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng qua bài viết dưới đây của ACC.
Tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng
1. Công trình công cộng là gì?
Công trình công cộng là các công trình được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách quốc gia hay sử dụng nguồn vay của chính phủ, tiếng Anh là Public Work.
Ngoài ra có thể có sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Công trình công cộng gồm tổng thể các công trình xây dựng, các hệ thống dịch vụ phục vụ các nhu cầu của đời sống dân cư ở các điểm quần cư đô thị và nông thôn như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sinh hoạt, các công trình dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, công viên hệ thống khách sạn nhà nghỉ.
Qua khái niệm Công trình công cộng là gì? trên đây có thể thấy nhìn chung các công trình công cộng giúp phục vụ mục đích kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xã hội… theo các chính sách của nhà nước.
2. Các loại công trình công cộng
Theo quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì các loại công trình công cộng bao gồm:
– Công trình giáo dục:
Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác;
– Công trình y tế:
Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
– Công trình thể thao:
Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và công trình thể thao khác;
– Công trình văn hóa:
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;
– Công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
Công trình tôn giáo:
Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo;
Công trình tín ngưỡng:
Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác;
– Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc:
Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác; nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
– Nhà ga: hàng không, đường thủy, đường sắt; bến xe ô tô; cáp treo vận chuyển người;
– Trụ sở cơ quan nhà nước:
Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
3. Tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng
1. Thiết kế nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
2. Nhà và công trình công cộng trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc thiết kế đô thị được duyệt, tuân thủ giấy phép xây dựng và các qui định tại quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của địa phương;
3. Không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình.
4. Khi thiết kế nhà và công trình công cộng phải căn cứ vào những điều kiện khí hậu tự nhiên, địa chất thủy văn, các tiện nghi phục vụ công cộng, khả năng xây lắp, cung ứng vật tư và sử dụng vật liệu địa phương.
5. Chiều cao nhà và công trình công cộng tùy thuộc vào đồ án quy hoạch được duyệt, tính chất công trình, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kinh tế của từng địa phương để lựa chọn cho phù hợp.
6. Nhà và công trình công cộng được thiết kế với cấp công trình theo qui định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng.
7. Nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình.
8. Nhà và công trình công cộng được xây dựng ở vùng có động đất hoặc trên nền đất lún phải tuân theo qui định trong TCVN 9386:2012.
9. Trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60m, khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15m.
10. Cấu tạo và vật liệu của khe lún phải dựa vào vị trí và yêu cầu để có các biện pháp chống thấm, chống cháy, giữ nhiệt, chống mối mọt phù hợp.
11. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.
Đối với các công trình xây dựng được cấp phép xây dựng mới bên trong khu vực đã được công nhận là di sản văn hóa phải nghiên cứu hình thức kiến trúc phù hợp, sử dụng vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình di sản của khu vực.
12. Thiết kế, xây dựng nhà và công trình công cộng phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng như qui định trong QCVN 10:2014/BXD.
Câu hỏi thường gặp
Công trình công cộng là gì?
Công trình công cộng là các công trình được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách quốc gia hay sử dụng nguồn vay của chính phủ, tiếng Anh là Public Work.
Lợi ích của công trình công cộng?
– Phục vụ cho nhu cầu của con người như về giáo dục, giải trí hay khám chữa bệnh… v.v
– Góp phần hoàn thiện quy hoạch đô thị: Công trình công cộng là bộ phân quan trọng chiếm phàn lớn cơ sở hạ tầng xã hội của một đô thị, công trình công cộng cũng có tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường hợp lý thì đô thị mới giàu đẹp..
Công trình công cộng gồm những công trình nào?
Các loại công trình công cộng được quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể:
Công trình công cộng.
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác;
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và công trình thể thao khác;
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;
đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng...
Trên đây là một vài thông tin về tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
Nội dung bài viết:
Bình luận