Người ta thường nói với nhau rằng "Có tiền là có tất cả" bởi tiền là thứ thiết yếu trong cuộc sống con người hiện nay tất các hoạt động của con người đều có sự xuất hiện của tiền như dùng tiền để mua nhà, mua thực phẩm, chữa bệnh... Hiện nay, tiền tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau vậy tiền mặt theo quy định của pháp luật sẽ như thế nào. Mời bạn theo dõi bài viết Tiền mặt là gì? (cập nhật 2022).
1. Tiền mặt là gì?
Tiền mặt là gì? (cập nhật 2022)
Khái niệm tiền mặt được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống kho bạc nhà nước như sau: Tiền mặt là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
Tiền mặt trong tiếng Anh là Cash on hand.
Tiền mặt trong kế toán là số vốn bằng tiền do thủ quĩ bảo quản tại quĩ (két) của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quí, kim khí quí, tín phiếu và ngân phiếu.
Tiền tệ Việt Nam có đơn vị là Việt Nam đồng (VNĐ). Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ hoặc được một thuật toán mã hóa trên một mạng máy tính đảm bảo phát hành như Bitcoin, Ethereum. Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (Ví dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.
2. Các trường hợp không được thanh toán và giao dịch bằng tiền mặt
Năm 2013 pháp luật quy định không được thanh toán và giao dịch bằng tiền mặt trong các trường hợp dưới đây:
Thứ nhất, các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (là đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nưóc, cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước), trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính;
Thứ hai, tổ chức sử dụng vốn nhà nước (là tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước), trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
Thứ ba, cá nhân và pháp nhân giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán; các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán;
Thứ tư, doanh nghiệp giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp;
Thứ năm, các doanh nghiệp giao dịch vay và cho vay lẫn nhau;
Thứ sáu, tổ chức tín dụng thực hiện giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt trong các trường hợp sau đây. (Thông tư số 21/2017/TT-NHNN)
- Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;
- Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sông được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật (cho vay bù đắp). Trường hợp khách hàng không có tài khoản thanh toán (không bao gồm pháp nhân) thì được giải ngân bằng tiền mặt.
- Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đỉnh, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.
3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến bao gồm: Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán online, Mastercard, Visa card…
Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến sau:
+ Séc thanh toán: séc chuyển khoản, séc được bảo chi, séc được bảo lãnh
+ Uỷ nhiệm chi
+ Uỷ nhiệm thu
+ Thẻ thanh toán
+ Thư tín dụng nội địa
Tren đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu nhất ở Việt Nam hiện nay.
4. Câu hỏi thường gặp
Ai được góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tiền mặt?
Cá nhân Việt Nam là đối tượng duy nhất được góp vốn vào công ty bằng tiền mặt khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp thêm vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, đăng ký mua cổ phần chào bán của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết Tiền mặt là gì? (cập nhật 2022). Liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để được tư vấn về các vấn đề pháp lý mà bạn gặp phải hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý như xin visa, giải thể doanh nghiệp, dịch vụ kế toán... tại ACC. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận