Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm lớn đối với người lao động, bởi đó là nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống của họ. trong đó, tiền lương tối thiểu cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy tiền lương tối thiểu là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu nha.
1. Tiền lương tồi thiểu là gì
1.1 Tiền lương là gì
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Về kết cấu tiền lương, khoản 1 Điều 90 quy định kết cấu tiền lương gồm ba phần: mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương; các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh là thành phần chính của tiền lương. Mức lương này thông thường được xác định dựa trên mức độ phức tạp của công việc đánh giá qua các đòi hỏi về trình độ đào tạo, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm và điều kiện lao động thực hiện công việc hoặc chức danh đó. Mức lương theo công việc hoặc chức danh thể hiện giá trị chính của từng vị trí công việc trong mọi so sánh tương quan với các vị trí công việc khác, là cơ sở để xác lập nên tăng lương, bảng lương, đồng thời là căn cứ chính để doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoạt tính sữa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh.
Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan để thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Quy định về kết cấu tiền lương trước khi có Bộ luật lao động năm 2019 ở khu vực doanh nghiệp nhà nước là rất rõ ràng, thể hiện thông qua các chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cụ thể do Chính phủ quy định. Các doanh nghiệp chỉ căn cứ vào đó để thực hiện mà không có sự thỏa thuận khác.
Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước thì Bộ luật lao động năm 1994 chỉ quy định chung chung tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Bộ luật lao động cũ năm 2012, tiếp đến là Bộ luật lao động năm 2019 bỏ chế độ tiền lương riêng đối với doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang giao quyền tự chủ cho các loại hình doanh nghiệp được tự quy định chế độ tiền lương, phụ cấp. Cùng với đó quy định rõ cơ cấu tiền lương là một bước tiến quan trọng, phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiểu được những nội hàm cơ bản của kết cấu tiền lương. Qua đó tiến hành thương lượng, thỏa thuận tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
1.2 Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
- Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
- a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
1.3 Tiền lương tối thiểu là gì
Tiền lương tối thiểu là gì mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Tiền lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa tiền lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. Lương tối thiểu là khoản tiền nhỏ nhất mà người lao động có thể được hưởng, vì đây là khoản tiền được xác định để lấy làm trung tâm cho sự thỏa thuận về lương chính thức của người lao động
2. Vai trò của tiền lương tối thiểu
Là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp thường sử dụng tiền lương làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần tích cực lao động là nhân tố đẩy mạnh để tăng năng suất lao động.
2.1 Chức năng tái sản xuất sức lao động
Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vât chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự không giống nhau. Sự không giống nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị.
Song nhìn bao quát công đoạn tái sản xuất sức lao động xảy ra trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ này gắn liền với sự tác động mãnh liệt và sâu sắc của những thành tựu khoa học – kỹ thuật mà nhân loại sáng tạo ra. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số lượng và cả về chất lượng.
2.2 Công dụng điều chỉnh lao động
Trong lúc thực hiện chiến lược phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệt thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều chỉnh lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp một phần tạo ra một cơ cấu hợp lý giúp cho sự phát triển của xã hội.
2.3 Công dụng thước đo hao phí lao động xã hội
Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể nắm rõ ràng chuẩn xác hao phí lao động của tập thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động.
3. Phân loại tiền lương tối thiểu
-Theo khu vực hưởng: lương tối thiểu đối với người lao động là trong khu vực công; lương tối thiểu đối với người lao động làm việc ngoài khu vực công.
– Theo chủ thể trả lương: lương tối thiểu do nhà nước quy định; lương tối thiểu do người sử dụng lao động quy định; lương tối thiểu do Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh quy định,…
Theo ngành nghề: lương tối thiểu dành cho nhóm ngành nông nghiệp nhóm ngành khai khoáng, nhóm ngành hóa chất, nhóm ngành xây dựng,..
– Theo loại công việc: lương tối thiểu dành cho người lao động trong lĩnh vực lọc hóa dầu, trong lĩnh vực thăm dò dầu khí; lương tối thiểu dành cho công nhân trực tiếp thi công tại các công trình, kỹ sư quản lý, giám sát công trình,…
– Theo điều kiện kinh tế-xã hội áp dụng lương tối thiểu: lương tối thiểu đối với khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển; lương tối thiểu đối với khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; lương tối thiểu đối với vùng đồng bằng, trung du, miền núi; lương tối thiểu đối với người lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
– Theo hình thức trả lương:
4. Mức tương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu
Quy định tiền lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Địa bàn áp dụng tiền lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
5. Nguyên tắc áp dụng tiền lương tối thiểu vùng
Tiền lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với tiền lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ ;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Người lao động được người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
– Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
– Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương hoặc tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất
Khi thực hiện tiền lương tối thiểu vùng doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
6. Vi phạm tiền lương bị xử phạt như thế nào
vi phạm quy định về tiền lương sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
+ Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
+ Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
+ Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
+ Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
+ Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 - 50.000.000 đồng (tùy số lượng người vi phạm):
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
- Phạt tiền từ 20.000.000 - 75.000.000 đồng (tùy số lượng người vi phạm):
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
- Phạt tiền từ 3.000.000 - 20.000.000 đồng (tùy số lượng người vi phạm):
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm sau:
+ Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.
+ Hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
- Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm sau: "Hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật".
7. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến tiền lương tối thiểu là gì cùng với một số kiến thức liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng có thắc mắc hay quan tâm về “Tiền lương tối thiểu là gì” vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận