Tiềm lực kinh tế là gì? (Cập nhật 2024)

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, Tiềm lực kinh tế là một thuật ngữ quá quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống, thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ khái niệm, định nghĩa của thuật ngữ này là gì. Chính vì vậy, bài viết đưới dây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin liên quan đến Tiềm lực kinh tế là gì?

Tiềm lực kinh tế là gì? (Cập nhật 2022)

1. Tiềm lực kinh tế là gì?

Tiềm lực kinh tế là tiềm năng của một vùng, một quốc gia, tập đoàn để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Thông thường, các cuộc thảo luận về tiềm năng kinh tế xảy ra khi các nguồn lực sẵn có vẫn chưa được khai thác và phát triển hoặc khai thác đầy đủ, có thể do cơ sở hạ tầng còn thiếu.

Tiềm lực kinh tế là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự có thể huy động để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp đã tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình đỗ lực lượng lao động.

Ví dụ tiềm lực kinh tế Việt Nam: Nền kinh tế nước ta có những tiềm lực gì? Đó là tiềm lực về du lịch, tiêm lực là về khoảng sản, tiềm lực về thủy hải sản... Tất cả những thứ đó đã và đang đều được chúng ta khai thác một cách triệt để nhất.

Tiềm lực kinh tế quân sự được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như khối lượng nhân lực, vật lực, tài lực của nền kinh tế có thể đồng viên cho việc xử lý các tình huống trong cả thời bình và thời chiến.

Tiềm lực kinh tế còn thể hiện ở tỉnh cơ động và sức sống của nền kinh tế, khả năng bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thử thách ác liệt của chiến tranh.

2. Xây dựng tiềm lực kinh tế

Xây dựng tiềm lực kinh tế được hiểu là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình độ lực lượng lao động…

Trong lĩnh vực quốc phòng, tiềm lực kinh tế được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như khối lượng nhân lực, vật lực, tài lực của nền kinh tế có thể động viên cho việc xử lý các tình huống trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực kinh tế còn thể hiện ở tính cơ động và sức sống của nền kinh tế, khả năng bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thử thách ác liệt của chiến tranh.

Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân của đất nước sẽ được thực hiện thông qua kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc; phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) theo quy hoạch, kế hoạch đã xác định; xây dựng các khu kinh tế – quốc phòng, quốc phòng – kinh tế tại các hướng chiến lược trọng điểm. Xây dựng tiềm lực kinh tế để phục vụ quốc phòng là đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng. Nền công nghiệp quốc phòng phải thực sự là bộ phận công nghiệp quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Hoạt động xây dựng tiềm lực kinh tế ở Việt Nam

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam liên tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm trong nước tăng đáng kể, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kết cấu hạ tầng phát triển. Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới và đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang được cải thiện; trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động của các thành phần kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể. Việt Nam đang nỗ lực hết sức mình để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhờ sự phát triển kinh tế những năm qua, việc xây dựng tiềm lực kinh tế cho nền quốc phòng toàn dân đã đạt những kết quả quan trọng. Việt Nam đã có
lượng dự trữ hậu cần đáp ứng yêu cầu đối phó với mọi tình huống khẩn cấp; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hoàn chỉnh và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quốc phòng. Mặc dù nền kinh tế còn có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, lại chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Nhà nước Việt Nam đã dành một phần cần thiết ngân sách quốc gia cho các nhu cầu quốc phòng nói chung và đảm bảo trang bị, vũ khí cho lực lượng vũ trang nói riêng.

Trên đây là các nội dung có liên quan đến vấn đề Tiềm lực kinh tế là gì? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo