Thuyết minh biện pháp thi công dự thầu (Cập nhật 2024)

Việc lập biện pháp thi công là một việc làm đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm rất nhiều. Và thuyết minh biện pháp thi công dự thầu cũng quan trọng không kém. Hãy cùng đội ngũ luật sư của ACC tìm hiểu chi tiết về chủ đề thuyết minh biện pháp thi công dự thầu (Cập nhật 2023) với những nội dung sau:

thuyet-minh-bien-phap-thi-cong-du-thau

Thuyết minh biện pháp thi công dự thầu (Cập nhật 2023)

1. Biện pháp thi công là gì?

Biện pháp thi công đó là trình tự và cách thi công 1 công trình từ A – kết thúc, và BPTC phải đề ra được: hiệu quả về thời gian, hiệu quả về phòng chống (như: phòng cháy…) làm sao để hoàn thành công sớm nhất, an toàn nhất. Vì lý do vậy mà có thể nói, không có gì phải là “bí mật” trong vấn đề BPTC được.

2. Cơ sở lập biện pháp thi công

Biện pháp thi công phải tuân theo những cơ sở sau:

- Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN

- Điều kiện và năng lực nhà thầu

- Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường.

3. Những nội dung phải được thể hiện trong biện pháp thi công?

Khi lập biện pháp thi công, nội dung phải thể hiện được:

- Thiết bị, công nghệ dự định chọn để thi công;

- Trình tự thi công;

- Phương pháp kiểm tra;

- Biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Dự kiến sự cố và cách xử lý;

- Tiến độ thi công.

4. Mục lục thuyết minh biện pháp thi công dự thầu có những gì?

Phần 1: Giải pháp kỹ thuật thi công và công nghệ thi công.

Phần 2: Tổ chức thi công các hạng mục và các công việc chung trong giai đoạn huy động công trường chuẩn bị thi công

  1. Công tác chuẩn bị chung
  2. Tổ chức thi công san nền, đắp cát nền đường
  3. Tổ chức thi công hệ thống thoát nước
  4. Tổ chức thi công lớp móng CPĐD
  5. Tổ chức thi công lớp mặt đường
  6. Tổ chức thi công các hạng mục đảm bảo giao thông và công tác hoàn thiện

Phần 3: Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Phần 4: Biện pháp đảm bảo An toàn giao thông, An toàn lao động và Vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ

Phần 5: Công tác trắc địa, đo đạc thí nghiệm tại hiện trường thi công

Phần 6: Thuyết minh tiến độ tổ chức thi công

5. Một số lưu ý khi lập thuyết minh biện pháp thi công dự thầu?

- Người lên kế hoạch cần phải nắm rõ được biện pháp tổ chức thi công là gì và những quy định liên quan hiện hành mới nhất.

- Đảm bảo an toàn cao nhất trong quá trình thi công, tránh tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình thi công.

- Phân bổ công việc phù hợp để chắc chắn hoàn thiện công trình theo đúng tiến độ, theo đúng thiết kế đưa ra.

- Phân bổ trách nhiệm cho từng vị trí liên quan: ví dụ giám đốc công trường có những trách nhiệm gì, rồi bảo vệ, công nhân, nhân viên giám sát cần phải hoàn thành những yêu cầu nào trong quá trình làm việc.

- Đảm bảo tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo đúng tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.

- Biện pháp tổ chức thi công được đánh giá cao nếu đảm bảo tính chuẩn xác, độ dễ dàng, tiết kiệm tối ưu thời gian và chi phí.

6. Câu hỏi thường gặp

Một số nội quan trọng của HSMT?

+ Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

+ Các yêu cầu về tài chính;

+ Các yêu cầu về nhân lực và máy móc thiết bị;

+ Các yêu cầu về giải pháp kỹ thuật;

+ Các biểu mẫu dự thầu;

+ Bảng khối lượng mời thầu;

Một số chi phí khác?

+ Chi phí chung;

+ Thu nhập chịu thuế tính trước;

+ Chi phí hạng mục chung bao gồm: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế, các chi phí hạng mục chung khác.

+ Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Lập tiến độ thi công như thế nào?

Lập tiến độ dự thầu bao gồm 3 biểu sau (Theo yêu cầu của HSMT):

Lập tổng tiến độ thi công;

Lập tiến độ huy động thiết bị thi công;

Lập tiến độ huy động nhân lực thi công.

Các bạn chú ý nhé, tiến độ dự thầu phải dựa vào yêu cầu của HSMT và năng lực của đơn vị mình. Có thể lập trên exel hoặc Project, tuy nhiên một số HSMT yêu cầu phải thực hiện bằng Project và các bạn phải thực hiện theo.

Các thủ tục về hành chính hồ sơ đấu thầu?

Phần này chúng ta cần cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, cụ thể hồ sơ đấu thầu gồm những gì:

Đăng ký kinh doanh

Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương như hướng dẫn tại bài viết của chúng tôi tại đây.

Các giấy phép (nếu có), chứng chỉ năng lực hoạt động (thường là các gói thầu xây lắp, tư vấn)

Các chứng nhận (ví dụ ISO...)

Trên đây là toàn bộ những giới thiệu của ACC về thuyết minh biện pháp thi công dự thầu (Cập nhật 2023) theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, ACC giải thích và giới thiệu về biện pháp thi công dự thầu và cách lập biện pháp thi công dự thầu. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (975 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo