Những người thuộc Công an nhân dân cũng được phân cấp theo cấp bậc, quân hàm. Và Thượng sĩ là một cấp bậc trong hệ thống cấp bậc, quân hàm của Việt Nam. Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về cấp bậc thượng sĩ này.
Thượng sĩ
I. Thượng sĩ là gì?
Thượng sĩ (H3) là một cấp bậc trong hệ quân hàm hạ sĩ quan được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của một số nước. Nó cũng thường là một cấp bậc của cảnh sát ở một số nước.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Hạ sĩ quan trong quân đội có mấy bậc? [Cập nhập 2023] hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Hạ sĩ quan trong quân đội có mấy bậc? [Cập nhập 2023]
II. Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong hệ thống của Việt Nam
Ở Việt Nam đây là quân hàm bậc cao nhất trong hệ quân hàm dành cho hạ sĩ quan (Hạ sĩ -> Trung sĩ -> Thượng sĩ). Công dân hoàn thành chương trình huấn luyện bậc cao đẳng của Lực Lượng vũ trang nhân dân hệ cao đẳng (3 năm) sẽ được cấp quân hàm Thượng sĩ. Tuy nhiên, công dân hoàn thành khóa đào tạo cao đẳng chỉ có thể đạt quân hàm tối đa là Trung tá, sẽ phải được đào tạo thêm nếu muốn được tiếp tục thăng quân hàm.
-Tốt nghiệp Cao đẳng Công An nhân Dân được phong cấp Thượng sĩ.
- Công dân tốt nghiệp Đại học ngoài có nguyện vọng muốn gia nhập Lực Lượng vũ trang nhân dân sẽ theo học các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn:
+ Đối với Quân đội: 4 tháng
+ Đối với Công an: 6 - 7 Tháng
Trong quá trình huấn luyện công dân sẽ được hưởng chế độ như một Thượng sĩ chính quy của ngành.
Quân hàm Thượng sĩ có dạng 3 vạch thẳng "|||" Màu đỏ đối với Quân đội và màu vàng đối với Công an.
Ngoài cấp bậc Thượng sĩ, Việt Nam còn có các cấp bậc, quân hàm sau:
Căn cứ Điều 21 Luật Công an nhân dân năm 2018, hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân gồm:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ
Sĩ quan cấp tướng |
|
1 | Đại tướng |
2 | Thượng tướng |
3 | Trung tướng |
4 | Thiếu tướng |
Sĩ quan cấp tá |
|
1 | Đại tá |
2 | Thượng tá |
3 | Trung tá |
4 | Thiếu tá |
Sĩ quan cấp úy |
|
1 | Đại úy |
2 | Thượng úy |
3 | Trung úy |
4 | Thiếu úy |
Hạ sĩ quan |
|
1 | Thượng sĩ |
2 | Trung sĩ |
3 | Hạ sĩ |
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
Sĩ quan cấp tá |
|
1 | Thượng tá |
2 | Trung tá |
3 | Thiếu tá |
Sĩ quan cấp úy |
|
1 | Đại úy |
2 | Thượng úy |
3 | Trung úy |
4 | Thiếu úy |
Hạ sĩ quan |
|
1 | Thượng sĩ |
2 | Trung sĩ |
3 | Hạ sĩ |
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ
Hạ sĩ quan nghĩa vụ |
|
1 | Thượng sĩ |
2 | Trung sĩ |
3 | Hạ sĩ |
Chiến sĩ nghĩa vụ |
|
1 | Binh nhất |
2 | Binh nhì |
III. Thời gian thăng cấp bậc hàm của Công an
Thượng sĩ
Cũng theo quy định tại Luật Công an nhân dân 2018, cụ thể là khoản 2 Điều 22, sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
- Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
STT | Đối tượng | Thời gian |
1 | Hạ sĩ lên Trung sĩ | 01 năm |
2 | Trung sĩ lên Thượng sĩ | |
3 | Thượng sĩ lên Thiếu úy | 02 năm |
4 | Thiếu úy lên Trung úy | |
5 | Trung úy lên Thượng úy | 03 năm |
6 | Thượng úy lên Đại úy | |
7 | Đại úy lên Thiếu tá | 04 năm |
8 | Thiếu tá lên Trung tá | |
9 | Trung tá lên Thượng tá | |
10 | Thượng tá lên Đại tá | |
11 | Đại tá lên Thiếu tướng | |
12 | Thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng | Tối thiểu 04 năm |
13 | Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật | Bộ trưởng Bộ Công an quy định |
14 | Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ |
Lưu ý: Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
IV. Điều kiện thăng cấp bậc trước hạn và vượt bậc mới nhất
1. Điều kiện thăng cấp bậc trước hạn
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn nếu đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân:
- Lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập;
- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm.
2. Điều kiện thăng cấp vượt bậc
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Công an nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc nếu đáp ứng điều kiện:
- Lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn từ 02 bậc trở lên so với cấp bậc hàm cao nhất với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm;
- Cấp bậc hàm vượt bậc không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Trên đây là thông tin mà ACC cung cấp tới bạn đọc về cấp bậc Thượng sĩ tại Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Thượng sĩ
V. Mọi người cũng hỏi
1. Thượng sĩ là gì và vai trò của họ trong lực lượng quân đội là gì?
Trả lời 1: Thượng sĩ là một tước hiệu trong lực lượng quân đội, thường ứng với cấp bậc quân đội cao hơn binh sĩ và hạ sĩ. Vai trò chính của thượng sĩ bao gồm lãnh đạo và quản lý binh sĩ, giám sát hoạt động tập trận và chiến đấu, và đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định quân đội.
2. Thượng sĩ và trung úy có điểm khác biệt như thế nào?
Trả lời 2: Thường thì trung úy và thượng sĩ là hai cấp bậc quân đội khác nhau. Trung úy thường là một cấp bậc dưới thượng sĩ trong hệ thống cấp bậc quân đội. Thượng sĩ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý lớn hơn so với trung úy và có thể có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn.
3. Làm thế nào để trở thành một thượng sĩ trong lực lượng quân đội?
Trả lời 3: Để trở thành một thượng sĩ trong lực lượng quân đội, bạn cần thường phải theo học một khóa đào tạo quân đội chính thức và hoàn thành các yêu cầu cấp bậc. Quá trình này có thể đòi hỏi học tập, đào tạo về lãnh đạo và quản lý, và tích luỹ kinh nghiệm trong quân đội. Sau khi đủ điều kiện, bạn có thể được thăng cấp lên cấp bậc thượng sĩ bởi quyết định của cơ quan quản lý quân đội.
Nội dung bài viết:
Bình luận