Thương lượng, đàm phán trong tiếng anh là gì?

Chúng ta thường thấy rằng các tổ chức thương mại hoặc những người làm kinh tế thường thương lượng, đàm phán với nhau trước khi xác lập giao dịch, hoạt động này giúp 2 bên có thể giải quyết những vướng mắc và hợp tác hiệu quả. Vậy thương lượng, đàm phán trong tiếng anh là gì, sau đây ACC xin gửi tới các bạn một số thông tin pháp lý giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này.

Thương Lượng, đàm Phán Trong Tiếng Anh Là Gì

Thương lượng, đàm phán trong tiếng anh là gì?

1. Thương lượng trong tiếng anh là gì?

Pháp luật không giải thích rõ khái niệm thương lượng là gì tuy nhiên chúng ta có thể hiểu thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Thương lượng thường được ấp dụng trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp lao động hoặc các tranh chanh chấp dân sự khác.

Khi tham gia thương lượng các bên sẽ cùng nhau bàn bạc để thống nhất cách thức loại trừ tranh chấp, có thể cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba hoặc không. Pháp luật sẽ không điều chỉnh gì về việc thương lượng mà chỉ công nhận kết quả của việc thương lượng của các bên. Phương án giải quyết mà các bên đạt được thông qua thương lượng sẽ được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Thương lượng sẽ giúp giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, nhanh gọn không mất quá nhiều thời gian so với việc kiện tụng.

Hiệu quả của quá trình thương lượng sẽ phụ thuộc vào thiện chí của đôi bên trong quá trình đàm phán, bởi vấn đề này thường liên quan đến quyền và lợi ích của đôi bên.

Thương lượng trong tiếng anh là negotiate

Định nghĩa thương lượng trong tiếng anh là The law does not clearly explain what the concept of negotiation is, but we can understand that negotiation is the earliest, most common and most popular method of dispute resolution that is widely applied by disputing parties to resolve disputes. resolve all disputes arising in social life. Negotiation is often used in the resolution of commercial disputes, labor disputes or other civil disputes.

2. Đàm phán trong tiếng anh là gì?

Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận nhằm tiến đến quá trình ký kết hợp đồng. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết. Đàm phán được thực hiện khi và chỉ khi cần sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên. Quá trình đàm phán có thể diễn ra trong thời gian ngắn (lương lượng), hoặc trong thời gian dài lên tới hàn năm trời.

Giống như thương lượng đàm phán trong tiếng anh cũng có nghĩa là negotiate

Định nghĩa đàm phán trong tiếng anh là Negotiation is the process of exchanging and discussing between two or more parties to reach an agreement. The negotiation process takes place when there are conflicts, or common concerns, that need to be resolved. Negotiation is carried out if and only when it is necessary to agree on rights and interests between the parties. The negotiation process can take place in a short time (salary), or over a long time up to several years.

3. Đặc điểm của thương lượng và đàm phán

3.1 Đặc điểm của thương lượng

Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc thỏa thuận:Thương lượng là một trong những hình thức mà các công ty và doanh nghiệp lựa chọn khi có tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế. Các bên sẽ tự tiến hành với nhau tự thỏa thuận về vấn đề đó để loại bỏ đi những tranh chấp mà các bên đang vướng phải mà không cần nhờ vào bên thứ 3 là tòa án hay trọng tài thương mại.Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng này sẽ dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên, không ép buộc nhau.Hình thức thương lượng này được cho là một trong những phương pháp tối ưu được các doanh nghiệp, công ty lựa chọn vì phương pháp khá là đơn giản, các thủ tục đều được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn nhẹ mà không cần sự xuất hiện của mọt bên thứ 3, và hình thức này cũng không tốn kém, hơn hết trong kinh doanh thì các doanh nghiệp đều có những bí mật kinh doanh riêng mà không muốn bị tiết lộ ra ngoài.

Không chịu bất kì ràng buộc của của nguyên tắc pháp lý hay quy định khuân mẫu nào về giải quyết tranh chấp. Khi đã áp dụng hình thức này thì các bên tranh chấp sẽ lần lượt trình bày các quan điểm cá nhân của mình, các chính kiến của mình trong vấn đề tranh chấp đó để các bên cùng nhau tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể tự thỏa thuận và giải quyết ổn thỏa nhất. Hình thức thương lượng thì kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được đảm bảo thi hành. Kết quả thương lượng là những cam kết được thể hiện trong biên bản thỏa thuận của các bên tranh chấp về các giải pháp để loại bỏ được xung đột chung.

3.2 Đặc điểm của hoạt động đàm phán hợp đồng ngoại thương

Đàm phán hợp đồng ngoại thương là quá trình tự điều chỉnh các nhu cầu, quyền lợi của các bên đàm phán nhằm mục đích cuối cùng là ký kết được hợp đồng ngoại thương. Như vậy trong đàm phán hợp đồng ngoại thương, các bên khi bàn bạc thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng, không chỉ biết bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải biết chấp nhận nhượng bộ, điều chỉnh các điều kiện để hai bên cùng có lợi thì mới mong ký được hợp đồng có tính khả thi.
Đàm phán hợp đồng ngoại thương là quá trình thống nhất các lợi ích trong khi vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên trong hợp đồng. Khi thực hiện điều này, hai bên đối tác cần tránh những vụ việc có thể xảy ra:

  • Tâm lý luôn luôn nhượng bộ: chỉ vì muốn giữ quan hệ tốt đẹp, nên chấp nhận mọi điều kiện của đối phương, tự mình gánh chịu hết mọi thiệt thòi khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế.
  • Tâm lý kiên quyết bảo vệ mình: khi cả hai đều khăng khăng giữ lấy lập trường của mình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho riêng mình, không quan tâm giữ gìn mối quan hệ giữa hai bên làm, đàm phán sẽ tan vỡ. Có khi cố tâm dồn đối tác vào thế bất lợi, phải ký hợp đồng nhưng không thể thực hiện được những gì đã ký kết.

Đàm phán hợp đồng ngoại thương là một môn khoa học, đồng thời là nghệ thuật đòi hỏi người thực hiện đàm phán phải nắm vững nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương mà còn luôn trao dồi năng lực, kỹ năng đàm phán mới mong đạt được thành công.

4. Câu hỏi thường gặp

Có các phương thức đàm phán nào?

Có 3 phương thức đàm phán như sau: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán trực tiếp

Thương lượng và đám phán giống hay khác nhau?

Khác. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp còn đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận.

Ưu điểm của thương lượng là gì?

Thương lượng luôn có ưu điểm là đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém chi phí của các bên.Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thương lượng, đàm phán trong tiếng anh là gì? mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo