Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, các chủ thể có liên quan có thể phải nộp loại thuế xuất nhập khẩu. Đây là một loại thuế mang tính đặc trưng của các quốc gia. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Những đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu? Những đối tượng nào không phải chịu thuế xuất nhập khẩu? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về thuế xuất nhập khẩu là gì. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Căn cứ pháp lý
-
Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 số 107/2016/QH13
2. Xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3. Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.
4. Những đối tượng phải chịu thuế xuất nhập khẩu
Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì những đối tượng chịu thuế bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
5. Những đối tượng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
6. Người nộp thuế
Những người có nghĩa vụ nộp thuế trong các trường hợp cụ thể bao gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế trong các trường hợp cụ thể, bao gồm: Đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; người được chủ hàng hóa ủy quyền; chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7.Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc
Câu 1:Định mức miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được quy định cụ thể như thế nào?
Tại Điều 6 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định về nội dung này. Cụ thể chỉ có định mức đối với hàng hóa nhập khẩu, còn đối với hành lý của người xuất cảnh không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức.
Câu 2:Thuế xuất nhập khẩu có được xem là một khoản thu của ngân sách trung ương không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 342/2016/TT-BTC liệt kê một trong những khoản thu của ngân sách trung ương như sau:
Theo đó, thuế xuất nhập khẩu là một trong những khoản thu mà ngân sách trung ương được phép hưởng 100%.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thuế xuất nhập khẩu là gì? (Cập nhật 2022). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về thuế xuất nhập khẩu. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thuế xuất nhập khẩu hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận