Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu

Đã từ lâu, đầu tư trái phiếu luôn được coi là một kênh đầu tư an toàn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các lại trái phiếu uy tín như trái phiếu của chính phủ. Là một kênh đầu tư lâu dài với mức vốn tương đối lớn, nhiều nhà đầu tư thắc mắc là khoản thu nhập doanh nghiệp từ đầu tư trái phiếu có phải đóng thuế hay không. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu. 

Tính Thuế Tndn Từ Lãi Trái Phiếu

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo các quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, có thể hiểu đơn giản về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. 

2. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nhắc đến thuế thu nhập doanh nghiệp thì hầu hết mọi người đều biết người nộp thuế là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là hiểu biết mang tính khái quát nhất, bởi lẽ bên cạnh doanh nghiệp là đối tượng chính thì người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp còn gồm một số đối tượng khác.

Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 quy định người nộp thuế TNDN gồm các đối tượng sau:

* Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

* Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.

- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

* Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thu nhập từ đầu tư trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) phải chịu các loại thuế sau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với nhà đầu tư là tổ chức)

– Thuế thu nhập cá nhân (đối với nhà đầu tư là cá nhân)

Việc thuế áp dụng đối với các nhà đầu tư trái phiếu sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư đó là tổ chức hay cá nhân, cư trú hay không cư trú.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu: 

a/ Đối với nhà đầu tư là tổ chức trong nước

Cách tính thuế TNDN từ tiền trái phiếu với các tổ chức trong nước được quy định rất rõ ràng tại Thông tư 130/2008/TT-BTC, cụ thể như sau:

– Thu nhập từ đầu tư trái phiếu, bao gồm lãi chênh lệch khi chuyển nhượng và lãi suất từ trái phiếu (còn gọi là trái tức), sau khi trừ đi các khoản chi phí (chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng trái phiếu), sẽ được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp và chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25%.

b/ Đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Các tổ chức nước ngoài sẽ nhận hai nguồn thu nhập chính từ hoạt động đầu tư trái phiếu, bao gồm tiền lãi và tiền nợ gốc được hoàn trả. Theo đó, họ sẽ phải chịu thuế nhà thầu nước ngoài, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với phần thu nhập trên tại Việt Nam.

Trong đó, lãi từ đầu tư trái phiếu được xem như “thu nhập từ lãi vay” và chịu thuế nhà thầu nước ngoài với mức 5% thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, nợ gốc trái phiếu được hoàn trả bằng với mệnh giá sẽ không chịu thuế vì không phát sinh thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ tiền trái phiếu được quy định rất rõ trong Thông tư 134/2008/TT-BTC và Thông tư 64/2010/TT-BTC. Cụ thể như sau:

– Khi các tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển nhượng trái phiếu, sẽ phải nộp thuế TNDN phát sinh khi chuyển nhượng trái phiếu bằng 0,1 % tổng giá trị trái phiếu bán ra tại thời điểm chuyển nhượng.

– Khi nhận lãi trái phiếu (trái tức), thuế phải nộp bằng 10% số lãi nhận được tại thời điểm nhận lãi.

c/ Các loại phí giao dịch thường gặp trong trái phiếu

Các loại phí khi mua bán trái phiếu thường được quy định tùy thuộc vào công ty chứng khoán. Về cơ bản, phí giao dịch trái phiếu thường bao gồm các loại phí phổ biến sau:

– Phí giao dịch trái phiếu niêm yết: Giống với giao dịch cổ phiếu, khi mua bán trái phiếu trên sàn giao dịch, nhà đầu tư sẽ phải trả thêm phí giao dịch. Mức phí giao dịch trái phiếu tùy thuộc vào mỗi công ty chứng khoán, thông thường dao động từ 0.1% – 0.2% giá trị giao dịch.

– Phí chuyển nhượng trái phiếu OTC: Với những trái phiếu doanh nghiệp OTC, để chuyển tên trái phiếu từ người bán sang người mua, người mua và người bán cần thông báo và làm thủ tục chuyển nhượng tại Đại lý chuyển nhượng trái phiếu là công ty chứng khoán. Phí chuyển nhượng sẽ do quy định và được thanh toán khi làm hồ sơ chuyển nhượng.

– Phí môi giới: Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu mua/bán trái phiếu nhưng chưa tìm được người bán/mua đối ứng, công ty chứng khoán có thể cung cấp dịch vụ môi giới để giúp nhà đầu tư giao dịch trái phiếu thành công. Khi đó, công ty chứng khoán có thể thu 1 mức phí môi giới dựa trên giá trị giao dịch.

– Phí lưu ký trái phiếu: Đối với trái phiếu niêm yết và đăng ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư sẽ phải trả phí lưu ký cho Trung tâm lưu ký là 0,2 VND/trái phiếu/tháng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng khi chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi: 

Khi Nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi thực hiện bán hoặc chuyển nhượng trái phiếu, thuế thu nhập sẽ được áp dụng như sau:

– Đối với những Doanh nghiệp nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 2% sẽ đánh trên doanh thu nhận được từ việc bán trái phiếu chuyển đổi (bao gồm cả mệnh giá ghi trên trái phiếu và lãi trái phiếu vào ngày nhận được lãi trái phiếu).

– Đối với những Doanh nghiệp trong nước, thu nhập từ việc bán trái phiếu chuyển đổi sẽ được ghi nhận là thu nhập khác và bị đánh thuế theo thuế suất là 25%. Thu nhập chịu thuế từ việc bán trái phiếu chuyển đổi theo quy định tại Phần E Thông tư 130/2008/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp là giá bán trừ giá mua và trừ đi các chi phí liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc măc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo