Thuế nhập khẩu thiết bị y tế năm 2024

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là dưới tác động lớn của dịch bệnh covid-19, nhu cầu về nhập khẩu thiết bị y tế gia tăng mạnh mẽ. Phần lớn là do những trang thiết bị y tế này chưa được sản xuất tại Việt Nam nên đơn vị kinh doanh cần nhập khẩu mặt hàng này từ nước ngoài. Mặc dù vậy nhưng không phải ai cũng biết quy định về thuế nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023 là như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu nhé!

Thuế Nhập Khẩu Thiết Bị Y Tế 2022

Thuế nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023

1. Thuế nhập khẩu là gì? 

Thuế là một khoản tiền do các cá nhân, tổ chức nộp cho nhà nước để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, thuế nhập khẩu là một loại thuế có vai trò và ý nghĩa thiết thực, không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách mà quan trọng hơn, nó là công cụ hữu hiệu trong tay nhà nước để kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện các mục tiêu đối ngoại của chính phủ trong từng thời kỳ. 

Thuế nhập khẩu Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?

Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

(2) Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

(3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

(4) Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

2. Thiết bị y tế có phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu không? 

Thiết bị y tế là những dụng cụ được sử dụng trong môi trường bệnh viện. Cụ thể với mọi sản phẩm, công cụ, mặt hàng bất kỳ phục vụ mục đích khám chữa bệnh đều được gọi là thiết bị y tế. Trên thực tế có vô số trang thiết bị tương ứng với các chức năng khác nhau. Điểm chung của các mặt hàng có tác dụng hỗ trợ công tác chăm sóc, chẩn đoán, khám bệnh cho bệnh nhân.

Theo quy định hiện hành, trang thiết bị y tế không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

3. Thuế nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023

Khi nhập khẩu trang thiết bị y tế về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của trang thiết bị y tế là 5 – 10% (Cụ thể xem tại Thông tư 219/2013/TT-BTC và Thông tư 43/2021/TT-BTC) 

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của trang thiết bị y tế hiện hành từ 0-25%.

Trong trường hợp trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thuế nhập khẩu thiết bị y tế được xác định tùy theo mã HS hàng hóa. Tất cả mặt hàng nhập khẩu về nước đều được quy định về mã HS code riêng biệt. Điều này có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp và cơ quan hải quan xác định mức thuế dễ dàng hơn.

Thuế nhập khẩu được xác định như sau: 

Tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Giá trị hàng x thuế suất nhập khẩu

Trong đó:

– Giá trị hàng hay trị giá hải quan: là giá trị lô hàng khi bạn khai báo làm thủ tục hải quan.

– Thuế suất nhập khẩu: tính bằng phần trăm (%) dựa trên Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất của Bộ tài chính ban hành

Tiền thuế VAT = (Giá trị lô hàng + thuế nhập khẩu) x thuế vat của mặt hàng theo mã HS

Để tra cứu chính xác mã HS Code thì doanh nghiệp nên tham khảo Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Bộ Y tế. Đây là cơ sở để doanh nghiệp triển khai hoạt động chuẩn bị thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế từ nước ngoài về Việt Nam.

Thuế Nhập Khẩu Thiết Bị Y Tế 2022 Mã Hs

Việc quan tâm đến trách nhiệm về thuế đối với nhà nước trước khi nhập khẩu thiết bị y tế về nước tiến hành kinh doanh, sử dụng là hết sức cần thiết. Với bài viết Thuế nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023, chúng tôi hi vọng đã đem đến cái nhìn tổng quan về thuế nhập khẩu thiết bi y tế cho quý bạn đọc, giúp cho việc thực hiện trên thực tế của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, bạn vui lòng liên hệ tới Luật ACC để được giải đáp kịp thời nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo