Thuế nhập khẩu quạt điện là bao nhiêu?

Hiện nay, quạt điện là một trong những thiết bị điện gia dụng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo thống kê, mỗi gia đình đều sở hữu cho mình ít nhất từ 1-2 chiếc quạt điện. Tuy nhiên các sản phẩm quạt điện có rất nhiều loại khác nhau và mỗi loại tương ứng với một mã HS CODE khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định được chính xác các mã HS của quạt điện sẽ giúp lô sản phẩm của bạn được thông quan một cách dễ dàng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó cũng giúp bạn xác định được mức thuế xuất nhập khẩu phải chịu của mỗi loại quạt điện. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.

Thuế Nhập Khẩu Quạt điện

Quạt điện là một trong những đồ dùng gia dụng được sử dụng phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia khi hậu nhiệt đới.

Quạt điện khá dễ sản xuất, ngay cả quốc gia có nền công nghiệp ở mức trung bình cũng có thể chế tạo. Tuy nhiên, không nhiều quốc gia có thể chế tạo mặt hàng quạt có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế về mặt thẩm mĩ, giá cả và các chức năng đặc biệt…

Tại Việt Nam, mặt hàng quạt nhập khẩu chủ yếu tại các thị trường như:

  • Trung Quốc: có giá thành siêu rẻ
  • Thái lan: chất lượng tốt, giá thành phải chăng
  • Nhật bản: Chất lượng hàng đầu, độ bền cao
  • EU: sang trọng, chất lượng cao….

Quạt điện nhập khẩu có rất nhiều loại khác nhau, và mỗi loại tương ứng với một HS CODE. Việc xác định chính xác mã HS quạt điện sẽ giúp lô hàng của bạn thông quan suôn sẻ, và xác định mức thuế quan nhập khẩu phải chịu.

1. Quạt điện

Quạt điện (quạt máy) là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người. Lợi ích đó gồm: hạ nhiệt, làm mát cơ thể, thông gió, thoát khí, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Từ đó giúp ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Đến khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện.

2. Các loại quạt điện phổ biến hiện nay và thuế nhập khẩu

2.1. Quạt hộp

Mã HS quạt hộp: 84145110, là loại quạt có hình dáng nhỏ gọn, công suất vào khoảng là 40-70W.

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
  • VAT: 10%

Thuế FTA

  • (ACFTA) Form E: 15%
  • ASEAN (ATIGA) form D: 0%
  • ASEAN – Nhật Bản Form AJ (AJCEP): 12.5%
  • Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) Form VJ: 12.5%
  • Form AANZ: 0%
  • Form EUR1: 20%

2.2. Quạt bàn

Quạt bàn có kiểu dáng nhỏ gọn, phù hợp với không gian hẹp, vừa làm mát, vừa làm vật trang trí cho bàn học, bàn làm việc..

Mã HS CODE: 84145110. Quạt bàn và quạt hộp cùng chung mã HS này.

Khi nhập khẩu quạt bàn, bạn có thể áp mức thuế suất như quạt hộp.

2.3. Quạt trần

Quạt trần là loại quạt lớn, được lắp trên trần nhà để tạo gió mát khắp phòng.Thông thường quạt trần được áp mã HS là 84145199.

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 37.5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
  • VAT: 10%

Thuế FTA

  • (ACFTA) Form E: 15%
  • (ATIGA) Form D: 0%
  • Form AJ (AJCEP): 12.5%
  • Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) Form VJ: 12.5%
  • Form AANZ: 0%
  • Form EUR1: 16.6%

2.4. Quạt treo tường

Quạt treo tường thiết kế để treo tường, nên không chiếm dụng không gian sinh hoạt của gia đình, giúp căn phòng của bạn trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn.

Mã HS, các thuế tương tự như quạt trần.

Quạt treo tường và quạt trần có cùng mã HS CODE: 84145199. Khi nhập khẩu quạt treo tường, bạn có thể áp mức thuế suất như quạt trần.

2.5. Quạt đứng, quạt phun sương

Quạt đứng có kiểu dáng vững chãi, thân quạt chắc chắn cùng chân đế rộng giúp quạt đứng vững. Hai loại quạt này đều có chung mã HS: 84145191. Cho nên, khi nhập khẩu các mặt hàng quạt này, bạn có thể tham khảo mức thuế suất dưới đây:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 37.5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
  • VAT: 10%

Thuế FTA

  • ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) Form E: 15%
  • ASEAN (ATIGA): 0%
  • Form AJ (AJCEP): 12.5%
  • Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) Form VJ: 12.5%
  • Form AANZ: 0%
  • Form EUR1: 16.6%

2.6. Quạt điều hoà

Quạt điều hòa là thiết bị được sử dụng để thổi hơi lạnh từ nước vào không khí giúp làm giảm nhiệt độ của không khí trong nhà, từ đó không gian sống, sinh hoạt, làm việc trong phòng trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn

Theo hướng dẫn tại Công văn số 10442/TCHQ-TXNK ngày 4/11/2016 của Tổng cục hải quan, quạt điều hòa được loại vào 2 nhóm thuộc 2 chương khác nhau trong biểu thuế tùy theo trọng lượng của máy.

Với loại máy trên 20kg: nhóm 84.79

  •   Mã HS: 84796000 (phải kiểm tra chất lượng)
  • Mô tả hàng hóa: máy làm mát không khí bằng bay hơi
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
  • VAT: 10%
  • Thuế ACFTA: 0%

Với loại máy từ 20kg trở xuống: nhóm 85.09

  • Mã HS: 8509 ( không phải kiểm tra chất lượng, nhưng có thể phải kiểm hàng hóa. Hải quan có thể sẽ sử dụng đến cân đồng hồ để kiểm tra lại xem doanh nghiệp có khai chính xác không)
  • Mô tả hàng hóa: thiết bị cơ điện gia dụng có động cơ điện gắn liền, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08
  • Mã HS: 85098090
  • Mô tả hàng hóa: loại khác
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 37.5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25% nếu không có CO
  • Nếu có C/O form E: 10%
  • C/O form D: 0% VAT:10%
  • Thuế ACFTA:5%
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề thuế nhập khẩu quạt điện. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo