Thuế nhập khẩu dầu nhớt là bao nhiêu? (Cập nhật 2024)

Với nhu cầu công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nên rất nhiều động cơ máy móc, xe hơi xe tải các loại liên tục phát triển và nhập khẩu vào Việt Nam. Để đảm bảo chất lượng cho các dòng xe hay các loại máy móc Công nghiệp theo yêu cầu thì nhiều Doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu dầu nhớt từ nước ngoài vào Việt Nam để phục vụ cho các máy móc Công nghiệp hay các loại xe ô tô xe tải hoạt động trong quốc gia. Vậy thuế nhập khẩu dầu nhớt là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc thuế nhập khẩu dầu nhớt là bao nhiêu cũng như thủ tục nhập khẩu dầu nhớt mới nhất hiện nay.

Thuế Nhập Khẩu Dầu Nhớt Là Bao Nhiêu

Thuế nhập khẩu nhớt là bao nhiêu? (Cập nhật 2023)

1. Dầu nhớt là gì?

Dầu nhớt hay dầu nhờn là một chất phụ gia của máy móc. Chúng có nhiệm vụ bôi trơn và bảo vệ cho động cơ hoạt động. Thành phần của dầu nhờn gồm dầu gốc và các chất phụ gia như: Các chất chống gỉ, chất giảm bọt khí, chống ăn mòn…
Tùy vào các loại xe và các hãng sản xuất mà người ta cho ra những sản phẩm dầu nhờn khác nhau. Nhưng đây được xem là một trong những sản phẩm quan trọng nhất cho các thiết bị máy khi hoạt động.

2. Thuế nhập khẩu dầu nhớt

  • Dầu nhớt thuộc HS Code phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ khác khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải có thuế nhập khẩu từ 5 -20%.
  • Dầu nhớt thuộc HS Code phân nhóm 3403: Các chế phẩm bôi trơn chứa dầu khoáng có hàm lượng nhỏ hơn 70% có thuế nhập khẩu là 10%.

3. Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt

Để làm thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, tổ chức nhập khẩu cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan
Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu dầu nhớt gồm:
  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
  • Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).
Bước 2: Khai và nộp Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp hoàn thành tờ khai điện tử qua phần mềm và gửi vể cơ quan hải quan. Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:
  • Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
  • Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
  • Thuế và sắc thuế
  • Ghi chú về tờ khai hải quan.
Bước 3: Lấy kết quả phân luồng
Sau khi nộp tờ khai, doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:
- Tờ khai luồng xanh – Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện:
Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm. Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Giấy kiểm tra chất lượng.
- Tờ khai luồng vàng
Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
- Tờ khai luồng đỏ
Khi gặp phải luồng đỏ, Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và Cơ quan hải quan.
Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:
  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu);
  • Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh);
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.
Bước 4: Nộp thuế
Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng. Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.\
Bước 5: Thông quan hàng hóa
Trên đây là quy định về thuế nhập khẩu dầu nhớt, trường hợp còn vướng mắc, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết: 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo