Thủ tục nhập khẩu dầu ăn mới nhất

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp để tạo nên những bữa ăn dinh dưỡng. Bên cạnh các loại dầu ăn được sản xuất trong nước thì nhiều gia đình cũng lựa chọn các sản phẩm dầu ăn được sản xuất tại nước ngoài. Theo quy định hiện hành, dầu ăn không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nên các doanh nghiệp có thể làm thủ tục để nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định. Vậy thuế nhập khẩu dầu ăn được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc Thủ tục nhập khẩu dầu ăn mới nhất.

Thủ Tục Nhập Khẩu Dầu ăn Mới Nhất

Thủ tục nhập khẩu dầu ăn mới nhất

1. Mã HS của mặt hàng dầu ăn

Theo quy định tại PHỤ LỤC I - BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU THEO DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU THUẾ ban hành Kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ, Mã HS của mặt hàng dầu ăn thuộc Chương 15 - Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật.

Mã HS của dầu thực vật nhập khẩu thuộc một số phân thành các nhóm lớn:

15.07 - Dầu đậu tương và các phần phân đoạn của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.08 - Dầu lạc và các phần phân đoạn của dầu lạc, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.09 - Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.10 - Dầu khác và các phần phân đoạn của chúng, thu được duy nhất từ ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi về mặt hoá học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc các phần phân đoạn của các loại dầu này với dầu hoặc các phần phân đoạn của dầu thuộc nhóm 15.09.

15.11 - Dầu cọ và các phần phân đoạn của dầu cọ, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

15.12 - Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum hoặc dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.13 - Dầu dừa (copra), dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.14 - Dầu cây cải dầu (rape oil hoặc colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.16 - Chất béo và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã qua hydro hoá, este hoá liên hợp, tái este hoá hoặc eledin hoá toàn bộ hoặc một phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm.

Việc xác định được mã HS của một sản phẩm sẽ căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của hàng hóa khi nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS ngoài dựa trên hàng hóa thực tế, sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ đó, sẽ lấy kết quả này làm căn cứ áp mã đối với từng sản phẩm nhập khẩu.

2. Thủ tục nhập khẩu dầu ăn

2.1. Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

Để làm thủ tục nhập khẩu dầu ăn, tổ chức nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ dưới đây:

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy phép nhập khẩu : công bố, phiếu kiểm nghiệm, CO, CQ …
Phần trên là bộ hồ sơ cơ bản, bắt buộc phải có khi làm thủ tục nhập khẩu dầu ăn. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ, chứng từ sau:
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng dầu ăn.
  • Giấy thành phần của nhà sản xuất (COA) bởi vì dầu ăn cho người bắt buộc phải có thành phần Vitamin A.
  • Hồ sơ tự công bố
  • Tờ khai giá trị
  • Đơn xin mang hàng về kho bảo quản
  • Giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận xuất xứ (CO và CQ)
  • Chứng thư và giấy xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng được Bộ Y Tế cho phép
Tất cả các giấy tờ này sẽ được nộp cho Chi cục hải quan nơi hàng về. Nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ và khai báo chính xác thì mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ sẽ được thông quan mà không lo vướng mắc gì.

2.2. Nơi đăng ký hồ sơ/ ban ngành

Bạn cần biết mặt hàng nhập khẩu của mình sẽ được vận chuyển về cảng hay sân bay nào. Từ đó đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu dầu ăn (thủ tục hải quan) ở Chi Cục hải quan thuộc địa phương đó.

2.3. Các bước thực hiện

Đối với thủ tục nhập khẩu dầu ăn và thực phẩm thường nói chung,ACC xin chia sẻ các bước như sau:

Bước 1: Nhập mẫu về thử nghiệm trước và thủ tục công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 2: Khi hàng về làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, nộp giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng cho hải quan để được đem hàng về kho bảo quản
Bước 3: Mang mẫu đi làm kiểm tra chất lượng. Nộp kết quả kiểm tra chất lượng đạt cho hải quan để được thông quan lô hàng.

3. Thuế nhập khẩu dầu ăn

Thuế nhập khẩu dầu ăn được quy định chi tiết tại PHỤ LỤC II - BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI THEO DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU THUẾ (Kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ).

Trong trường hợp dầu ăn được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. 
Để tra cứu chi tiết thuế nhập khẩu dầu ăn hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, bạn đọc có thể tra cứu tại một số văn bản khác quy định về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, cụ thể như sau:
  • ACFTA (ASEAN - TRUNG QUỐC) - Nghị định 153/2017/NĐ-CP
  • ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM) - Nghị định 156/2017/NĐ-CP
  • AANZFTA (ASEAN - ÚC – NIUDILÂN) - Nghị định 158/2017/NĐ-CP
  • AIFTA (ASEAN - ẤN ĐỘ) - Nghị định 159/2017-NĐ-CP
  • VJEPA (VIỆT NAM - NHẬT BẢN) - Nghị định 155/2017/NĐ-CP
  • AJCEP (ASEAN - NHẬT BẢN) - Nghị định 160/2017/NĐ-CP
  • AKFTA (ASEAN - HÀN QUỐC) - Nghị định 157/2017/NĐ-CP
  • VKFTA (VIỆT NAM - HÀN QUỐC) - Nghị định 149/2017/NĐ-CP
  • VCFTA (VIỆT NAM - CHI LÊ) - Nghị định 154/2017/NĐ-CP
Trên đây là quy định về thủ tục nhập khẩu dầu ăn mới nhất, trường hợp còn vướng mắc, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết: 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo