Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA - hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan. Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác. Vậy thuế nhập khẩu của các nước ASEAN được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây ACC sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc cách Tra cứu Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN.
Tra cứu Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN
Để thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo ATIGA giai đoạn 2018 - 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2017/NĐ-CP quy định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của các nước ASEAN để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 - 2022.
1. Tóm lược hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)
Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992. Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm.
Các cam kết chính:
- Cam kết cắt giảm thuế quan
Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế
Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
Các cam kết chính:
- Cam kết cắt giảm thuế quan
Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế
Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
- Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Quy tắc xuất xứ:
Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:
+ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc
+ Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng). Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng:
+ Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc
+ Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định. Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp. Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất.
Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:
+ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc
+ Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng). Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng:
+ Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc
+ Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định. Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp. Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất.
Thủ tục chứng nhận xuất xứ:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu - ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu - ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền.
2. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các nước ASEAN
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 156/2017/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:
- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:
- Bru-nây Đa-rút-xa-lam;
- Vương quốc Cam-pu-chia;
- Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
- Ma-lay-xi-a;
- Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma;
- Cộng hòa Phi-líp-pin;
- Cộng hòa Xinh-ga-po;
- Vương quốc Thái Lan;
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).
- Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu D, theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu D, theo quy định hiện hành của pháp luật.
3. Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN
Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN được ban hành kèm theo Nghị định số 156/2017/NĐ-CP để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 - 2022 (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất ATIGA).
- Các chú giải và quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa được thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
- Cột “Mã hàng" và cột “Mô tả hàng hóa" được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và chi tiết theo cấp mã 8 số.
- Cột “Thuế suất ATIGA (%)": Thuế suất áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Ký hiệu “ * ”: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ATIGA tại thời điểm tương ứng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan được chi tiết tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 - 2022 ban hành kèm theo Nghị định này. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu, số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương.
Để Tra cứu Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN, mời quý bạn đọc tải Nghị định số 156/2017/NĐ-CP và xem chi tiết tại File đính kèm văn bản.
Trên đây là quy định về cách Tra cứu Biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN, trường hợp còn vướng mắc, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận