Trong kinh tế, lạm phát là sự gia tăng bền vững về mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Khi mức giá tăng, mỗi đơn vị tiền tệ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn; do đó, lạm phát phản ánh sự giảm sức mua trên mỗi đơn vị tiền - mất giá trị thực trong phương tiện trao đổi và đơn vị tài khoản trong nền kinh tế. Do đó, nhà nước đã và đang tìm kiếm các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, trong đó có thuế lạm phát. Vậy thuế lạm phát là gì? (cập nhật 2022). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin cụ thể đến Quý bạn đọc.
Thuế lạm phát là gì? (cập nhật 2022)
1. Lạm phát là gì?
Trước khi tìm hiểu Thuế lạm phát, chúng ta cần hiểu thuật ngữ "Lạm phát là gì?":
Theo Wikipedia, lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Có thể hiểu đơn giản lạm phát như sau: Trong một quốc gia, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây. Theo đó, có thể hiểu, lạm phát là một hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ.
Ngoài ra, bên cạnh cách hiểu về lạm phát trong một quốc gia thì theo một nghĩa khác, lạm phát còn có thể hiểu ngoài phạm vi một quốc gia. Cụ thể, so với quốc gia khác, lạm phát được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.
2. Lạm phát được phân thành bao nhiêu loại?
Hiện lạm phát được phân loại theo đơn vị % và chia thành 03 mức độ như sau:
STT |
Mức độ | Đặc điểm |
1 | Lạm phát tự nhiên | Có tỷ lệ lạm phát từ 0 - 10%/năm. Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dân vẫn diễn ra ổn định. |
2 | Lạm phát phi mã | Có tỷ lệ lạm phát từ 10% - dưới 1000%/năm. Khi lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; đồng tiền cũng bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ. |
3 | Siêu lạm phát | Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại như tình trạng bình thường. |
3. Thuế lạm phát là gì?
Thuế lạm phát (inflation tax) là từ dùng để chỉ khoản lợi nhuận mà một chính phủ có được khi in tiền giấy và đúc tiền xu.
Thuế lạm phát không phải là loại thuế hợp pháp được trả cho chính phủ trên thực tế, mà là một hình thức phạt cho việc cầm giữ tiền mặt vào thời điểm lạm phát cao.
Lấy ví dụ khi chính phủ in thêm tiền để sử dụng trong các gói kích thích kinh tế hay cứu trợ trong hai năm Covid vừa qua hoặc trong trường hợp giảm lãi suất, thị trường sẽ tràn ngập tiền mặt và làm tăng lạm phát trong thời gian dài.
Nếu một nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán, bất động sản hoặc các tài sản khác, ảnh hưởng của lạm phát có thể không đáng kể. Tuy nhiên, nếu một người đang giữ tiền mặt, số tiền mặt này có giá trị thấp hơn sau khi lạm phát tăng.
Mức độ giảm giá trị của tiền mặt được gọi là thuế lạm phát vì cách nó trừng phạt những người nắm giữ tài sản bằng tiền mặt, vốn có xu hướng là những người làm công ăn lương ở tầng lớp trung lưu và bình dân.
4. Các giải pháp khác nhằm kiểm soát lạm phát
Đã có rất nhiều biện pháp chống lạm phát được đưa ra để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế. Sau đây sẽ là một vài trong số đó.
Giảm bớt lượng cung tiền
Đây chính là giải pháp căn bản để hạn chế tình trạng lạm phát diễn ra. Ngân hàng nhà nước cần giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Cho dù là kinh tế suy thoái cũng không nên bơm tiền số lượng lớn vào nền kinh tế. Điều này sẽ tránh cho kinh tế bị lạm phát vì nếu lượng tiền tăng không đi kèm với tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến siêu lạm phát.
Tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng
Nhà nước sẽ tăng mức dự trữ bắt buộc tại các hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ giúp giảm lượng tiền cung ra thị trường trong thời gian ngắn. Ngoài ra nó sẽ giúp các ngân hàng bình đẳng với nhau hơn. Đây là cách để ổn định nguồn tiền do các ngân hàng kiểm soát.
Nâng mức lãi suất chiết khấu
Nhà nước sẽ nâng mức lãi suất chiết khấu để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng thương mại đem các giấy tờ tài sản có giá trị đến chiết khấu tại ngân hàng nhà nước.
Tăng lãi suất tiền gửi
Nâng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng trên cả nước để khuyến khích người dân gửi tiền vào các ngân hàng này. Đây là nỗ lực nhằm giúp các tổ chức tài chính như ngân hàng có thể duy trì các hoạt động của mình trong thời kỳ lạm phát.
Bán tài sản cho ngân hàng thương mại
Các ngân hàng trung ương sẽ áp dụng nghiệp vụ thị trường của mình để mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra ngân hàng trung ương sẽ bán cả vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
Giảm chi ngân sách
Cắt giảm các nguồn ngân sách quốc gia không cần thiết tại thời điểm siêu lạm phát. Để hạn chế nhu cầu chi tiêu cá nhân thì nhà nước sẽ tăng thuế tiêu dùng lên và tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp ra xã hội.
Giảm thuế và đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa
Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích tăng lượng hàng hóa trong nước. Đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Tránh tình trạng bất ổn do khan hiếm. Ngoài ra đẩy mạnh nhập khẩu sẽ có thể tăng lượng tiền trao đổi giữa trong và nước để tăng thêm nguồn tiền ngoại tệ và công bằng giá trị đồng tiền.
Đi vay viện trợ nước ngoài
Ngoài ra nhà nước có thể vay viện trợ từ nước ngoài để có thể duy trì các dịch vụ công trong nước và bù vào phần thâm hụt giá trị do siêu lạm phát. Điều này sẽ giúp duy trì ổn định trong thời gian ngắn nhưng nó không phải là biện pháp lâu dài.
5. Các câu hỏi liên quan thường gặp
5.1 Tích cực của lạm phát là gì?
Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
5.2 Tiêu cực của lạm phát là gì?
Lãi suất: Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế , chính trị, văn hóa, nó có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tác động đầu tiên của lạm phát là lãi suất khiến lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực được ổn định nhưng cũng khiến suy thoái kinh tế bắt đầu phát triển.
Thu nhập thực tế của người lao động: Khi xuất hiện lạm phát, thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi, tuy nhiên thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ thu nhập ròng của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa của chữ tỷ lệ lạm phát bị giảm. Đó không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động cũng như lòng tin của họ đối với Chính Phủ.
Thu nhập không bình đẳng: Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên, người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến, người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.
Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển sẽ có những khoản nợ nước ngoài, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn.
5.3 Cách xác định tình trạng lạm phát là gì?
Mỗi quốc gia đề có phương pháp đo lường khác nhau, tuy nhiên phương pháp đo lường lạm phát được áp dụng chủ yếu dựa theo hệ số giảm phát GDP. Giảm phát GDP là sự so sánh giá trị tăng hoặc giảm giá của tất cả các loại hàng hóa hoặc dịch vụ giữa GDP hiện hành với kỳ trước.
Siêu lạm phát là một thuật ngữ dùng để miêu tả về tình trạng tăng giá cả hàng hóa một cách nhanh chóng, quá mức đến nỗi nền kinh tế không thể kiểm soát được. Tình trạng này xảy ra sẽ làm mất giá trị của tiền và gây ra sự bất ổn về kinh tế. Được đánh giá là một tình trạng hiếm gặp đối với các quốc gia phát triển tuy nhiên lịch sử các nước lớn như Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina đã ghi nhận rất nhiều các giai đoạn siêu lạm phát xảy ra.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Thuế lạm phát là gì? (cập nhật 2022) dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Thuế lạm phát là gì? (cập nhật 2022), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận