Theo quy định của pháp luật thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối với loại thuế này thì được chia thành Thuế giá trị gia tăng đầu vào và thuế giá trị gia tăng đầu ra. Vậy thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? (cập nhật 2023).
Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? (cập nhật 2023)
1. Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? (cập nhật 2023)
Thuế đầu vào hay thuế giá trị gia tăng đầu vào là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu vào (liên đỏ) khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Những trường hợp không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
3. Thủ tục khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có hóa đơn vat của hàng hóa – dịch vụ mua vào.
– Có chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng với hàng hóa – dịch vụ mua vào.
– Với hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu, ngoài 2 điều kiện trên còn cần phải có hợp đồng bán – gia công hàng hóa xuất khẩu cùng với chứng từ thanh toán tiền hàng qua ngân hàng.
4. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
4.1. Hoá đơn phải hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
– Có hoá đơn GTGT hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
4.2. Phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
– Những hóa đơn có giá trị > 20 triệu đồng thì phải thanh toán qua ngân hàng và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. (Tức là phải chuyển khoản từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán)
Chú ý: Tài khoản ngân hàng của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
– Nếu bạn đi mua hàng có giá trị > 20 triệu , mà bạn lại nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán thì không được khấu trừ và cho vào phi phí hợp lý.
– Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).
Lưu ý: Kể từ ngày 15/12/2016 thì Tài khoản Ngân hàng không đăng ký với Cơ quan thuế -> Thì vẫn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Đó là quy định tại Thông tư 173/2016/TT-BTC).
4.3. Những hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu
– DN căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31/12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31/12, DN vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31/12, mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì DN phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
– Khi nào có chứng từ thanh toán thì kê khai điều chỉnh tăng.
4.4. Các trường hợp khác cần chú ý
– Nếu mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp mỗi lần có giá trị < 20.000.000 nhưng mua nhiều lần trong cùng 1 ngày có tổng giá trị > 20.000.000 thì chỉ được khấu trừ thuế đối với những HĐ có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
– Nếu mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cho những DN không phải kinh doanh vận tải, hành khách du lịch mà có giá trị > 1,6 tỷ: Các bạn chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần 1,6 tỷ trở xuống mà phần vượt trội không được khấu trừ.
– Đối với những hoá đơn có thu phí, lệ phí: Chỉ kê khai phần chịu thuế, còn phần phí, lệ phí không chịu thuế các bạn loại phần tiền đó ra.
4.5. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào
– Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra.
– Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền;
– Hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng
– Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? (cập nhật 2023). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận