Thuế chống bán phá giá là gì? (cập nhật 2024)

Bạn thường nghe về thuật ngữ thuế chống bán phá giá vậy bạn có biết thuật ngữ này được pháp luật quy định như thế nào không. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết Thuế chống bán phá giá là gì? (cập nhật 2022

Thuế Chống Bán Phá Giá Là Gì (cập Nhật 2022)

Thuế chống bán phá giá là gì? (cập nhật 2022)

1. Khái niệm thuế chống bán phá giá

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Từ khái niệm này, chúng ta có thể thấy, không phải bất cứ trường hợp nhập khẩu hàng hóa nào cũng bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Ví dụ: Đường mía được doanh nghiệp ABC xuất khẩu sang quốc gia XYZ với giá 125,54$/ tấn. Trong khi đó, ở quốc giá ABC, doanh nghiệp này bán đường mía và các sản phẩm tương tự với giá 1000 nhân dân tệ/ tấn tương đương 145,43 US $ (trong điều kiện thương mại thông thường). Như vậy, doanh nghiệp nêu trên đã có hành vi bán phá giá.

2. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá

Theo khoản 1, điều 12, Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016 quy định về điều kiện áp dụng thuế chống phá giá gồm 2 điều kiện như sau:

“1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:

a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước”.

3. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 2, điều 12, Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, bao gồm 4 nguyên tắc sau:

“a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước”.

4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

Thời hạn áp dụng thuế bán phá giá được pháp luật quy định tại khoản 3 điều 12, Luật chống bán phá giá 2016 như sau:

“ Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn”.

Để một quốc gia nhập khẩu tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với pháp nhân thương mại có hành vi bán phá giá của quốc gia xuất khẩu thì quốc giá nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện sau:

Quốc gia nhập khẩu phải mở quy trình điều tra chống bán phá giá một cách kỹ lưỡng, phù hợp với những quy trình tố tụng cụ thể, đồng thời phải chứng minh được 3 yếu tố sau:

– Thứ nhất, phải có hành vi bán phá giá. Đây là hành vi thực tế, xảy ra trên thị trường của quốc gia nhập khẩu.

– Thứ hai, có thiệt hại vật chất đáng kể xảy ra.

– Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất.

Lưu ý: Các cuộc điều tra chống phá giá phải chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng biên độ phá giá quá nhỏ dưới mức 2% giá xuất khẩu.

Các điều kiện khác cũng được nêu ra trong Hiệp định AD chẳng hạn như: Cơ quan có thẩm quyền cũng phải chấm dứt điều tra nếu hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá với số lượng không đáng kể, tức lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của một nước thấp hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm đó. Tuy nhiên, các cuộc điều tra AD có thể được tiếp tục nếu tổng lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của những nước thuộc diện này chiếm ít nhất 7% tổng giá trị nhập khẩu.

5. Công thức xác định hành vi bán phá giá

Để xác định có hành vi bán phá giá hay không phải dựa trên biên độ bán phá giá trung bình.

– Công thức xác định biên độ bán phá giá:

[(NV – EP): EP]  x 100%

Trong đó:

+ NV là trị giá thông thường ở thị trường quốc gia xuất khẩu;

+ EP là giá xuất khẩu tại thị trường quốc gia nhập khẩu;

– Biên độ bán phá trung bình sẽ bằng trung bình cộng của các biên độ bán phá giá.

– Biên độ bán phá giá trung bình lớn hoặc bằng 2% thì kết luận là có hành vi bán phá giá.

+) Cách xác định EP. Trị giá EP có thể được xác định bằng các cách thức sau:

– EP = giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu;

– EP = giá bán cho người mua hàng độc lập đầu tiên tại nước thứ 3;

– EP = giá do cơ quan có thẩm quyền xác định.

+) Cách xác định NV. Trị giá NV có thể được xác định bằng các cách thức sau:

– NV = giá tại thị trường quốc gia xuất khẩu;

– NV = giá mà quốc gia xuất khẩu bán cho quốc gia thứ 3;

– NV = ước lượng chi phí sản xuất tại quốc gia xuất khẩu;

– NV = ước lượng chi phí của quốc gia thứ 3 có điều kiện sản xuất tương tự như quốc gia xuất khẩu.

5. Câu hỏi thường gặp

Thuế chống bán phá giá tiếng Anh là gì?

Thuế chống bán phá giá tiếng Anh là Anti-dumping duties.

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của quốc gia này được xuất khẩu vào quốc gia khác với một mức giá thấp hơn mức giá trị thông thường của hàng hóa tương tự tại các nước xuất khẩu.Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của quốc gia này được xuất khẩu vào quốc gia khác với một mức giá thấp hơn mức giá trị thông thường của hàng hóa tương tự tại các quốc gia xuất khẩu.

Trên đây là những phân tích của ACC liên quan đến nội dung Thuế chống bán phá giá là gì? (cập nhật 2022). Các quy định về thuế chống bán phá giá tương đối phức tạp để hiểu hơn mời bạn đón xem các bài viết khác của ACC để hiểu thêm. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến thuế chống bán phá giá hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với ACC.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo