Hằng năm, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân phải đóng thuế cho nhà nước và khoản đóng đó sẽ không được hoàn lại. Vậy thuế là gì? Tại sao nhà nước lại thu thuế? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm về thuế
Thuế (tax) là khoản tiền mà chính phủ đánh vào thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp (thuế trực thu) hoặc vào hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu). Thuế được chính phủ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Ví dụ:
(a) tăng nguồn thu cho ngân sách (mục tiêu thu nhập);
(b) làm thay đổi tình hình phân phối thu nhập và của cải (mục tiêu phân phối lại);
(c) kiểm soát quá trình phân phối và mức chỉ tiêu trong nền kinh tế (mục tiêu quản lý vĩ mô);
(d) kiểm soát khối lượng xuất nhập khẩu (mục tiêu quản lý vĩ mô và mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước) và
(e) thay đổi tập quán tiêu dùng (mục tiêu xã hội).
Cần chú ý rằng tính chất cưỡng bức của thuế hàm ý mọi khoản tiền mà các tác nhân kinh tế buộc phải nộp cho chính phủ đều được coi là thuế.
Tìm hiểu luật quản lý thuế và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật quản lý thuế 2019
2. Đặc điểm của thuế
Thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Việc xác định đặc tính của thuế giúp cho chung ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính. Mặt khác, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.
+ Thuế là một khoản của chủ thể thu nhập bắt buộc phải nộp vào khoản ngân sách nhà nước.
Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.
Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với Các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp lí quan trọng khi ban hành pháp luật về thuế và chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thuế là khoản tiền cần thiết để thực hiện tiến hành duy trì tính quyền lực của chính trị và các chức năng, thi hành nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất... được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
+ Thuế là một khoản thu không mang tính đối giá, bởi chủ thể nào đáp ứng đủ các điều kiện thuộc quy định pháp luật quy định phải đóng thuế đều phải nộp thuế.
Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.
Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự yên bình xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi công cộng... Nói khác đi, người nộp thuế được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.
+ Nguồn đóng vào thuế có thể tăng hoặc giảm theo quy định pháp luật phụ thuộc vào nền kinh tế như GDP, thu nhập, lãi suất, chỉ số của giá tiêu dùng, chỉ số của giá sản xuất,…
3. Các loại thuế
3.1. Phân loại thuế theo mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế
3.1.1. Thuế trực thu
Thuế trực thu được biết đến là thuế mà nhà nước sẽ thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân.
Tính chất của thuế trực thu đó là:
+ Người nộp thuế theo quy định của nhà nước cũng chính là người chịu thuế.
+ Thuế trực thu sẽ động viên và điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế.
Các loại thuế trực thu tại Việt Nam, gồm có: thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNCN).
Ưu điểm của thuế trực thu bao gồm:
+ Công bằng hơn thuế gián thu, bởi phần tính thuế này dựa trực tiếp trên khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định.
+ Là nguồn thu chính tại các quốc gia phát triển. Ít tác động đến giá cả thị trường bởi trực thu đánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thuế trực thu cũng có nhược điểm là:
+ Hạn chế sự cố gắng thu nhập của từng đối tượng cụ thể vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.
+ Thuế trực thu do người có thu nhập bắt buộc phải trả trực tiếp nên dẫn đến gánh nặng và áp lực. Vì vậy đôi khi xảy ra tình trạng người từ chối nộp thuế hoặc trốn thuế.
+ Tổ chức thu thuế trực thu phức tạp và có chi phí cao hơn thuế gián thu.
3.1.2. Thuế gián thu
Thuế gián thu được biết đến là thuế mà nhà nước thông qua việc thu thuế của người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa. Nhằm động viên thu nhập một phần của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ/ hàng hóa.
Tính chất của thuế gián thu đó là:
+ Người nộp thuế và người chịu thuế không giống nhau
+ Thuế gián thu là một phần quan trọng để tạo nên giá cả của dịch vụ/ hàng hóa do người chủ kinh doanh/ sản xuất phải nộp cho nhà nước. Trong khi đó người tiêu dùng mới chính là người phải chịu thuế.
Các loại thuế trực thu tại Việt Nam, gồm có: thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất nhập khẩu…
Đặc điểm của thuế gián thu:
+ Là loại thuế đánh trực tiếp lên hàng hóa, dịch vụ nên ảnh hưởng đến giá cả thị trường và hoạt động kinh doanh.
+ Giảm nhẹ áp lực nộp thuế cho người có thu nhập.
+ Là nguồn thu chính của các quốc gia đang phát triển.
+ Việc thu thuế và quản lý được đơn giản hóa so với thuế trực thu, do cơ quan thuế quản lý và chịu trách nhiệm.
+ Số thuế phải nộp căn cứ vào sản phẩm, hàng hóa kinh doanh.
+ Không đảm bảo công bằng giữa những người có thu nhập bởi mỗi người có mức thu nhập khác nhau nhưng phải chịu cùng 1 mức thuế cho cùng 1 loại hàng hóa, dịch vụ.
3.2. Phân loại thuế theo đối tượng tính thuế
3.2.1. Thuế tài sản
Là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Các loại thuế như thuế nhà đất, thuế vốn, thuế chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng vốn là loại thuế tài sản. Các quốc gia có thể dựa vào đối tượng tài sản để tách hoặc gộp thuê phù hợp với điều kiện cụ thể.
3.2.2. Thuế đánh vào thu nhập
Chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có đổi tượng tính thuế là những phần thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả của lao động...
3.2.3. Thuế tiêu dùng
Phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế.
3.3. Phân loại thuế theo tính chất hành chính
3.3.1. Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách nhà nước.
3.3.2. Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương.
Cách phân loại thuế theo tính chất hành chính được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
4. Nhà nước thu thuế để làm gì
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển cùa nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế.
Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi; (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế; bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân; nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền; (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”); dựa trên quy luật cung cầu.
Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập; và do đó là chênh lệch về mức sống; nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn; và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân; (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu); nên đánh thuế vào các hoạt động này.
Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế; điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng nguồn thuế thu được để tài trợ; trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề; mặt hàng cần khuyến khích phát triển; hoặc cần cung cấp đến vùng sâu vùng xa ở miền núi, hải đảo.
Nhà nước cũng có thể sử dụng nguồn thu từ thuế; để đầu tư trực tiếp cho các công trình trọng điểm của cả nước; hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về thuế mà ACC muốn cung cấp cho quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho các bạn!
Nội dung bài viết:
Bình luận