Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng là gì? Tham nhũng bao gồm những hành vi nào? Các thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo bài viết: Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
de-dau-tranh-phong-va-chong-tham-nhung-hieu-qua-1
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

1. Tham nhũng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

2. Các hành vi tham nhũng

- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp trên

(Điều 2, khoản 9, 10 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020)

3. Tham nhũng trong tiếng Anh là gì?

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability).
Tham nhũng trong tiếng Anh là “corruption”. Corruption thuộc loại danh từ và được dùng như một danh từ trong tiếng Anh. Vì vậy khi sử dụng nên chú ý để sử dụng chúng đúng vị trí của nó trong câu.

Cụm từ hay đi cùng từ corruption

Nghĩa của cụm từ

Allegations of corruption

Cáo buộc tham nhũng

Alleged corruption

Bị cáo buộc tham nhũng

Evidence of corruption

Bằng chứng về tham nhũng

Official corruption

Tham nhũng chính thức

Perception of corruption

Nhận thức về tham nhũng

Widespread corruption

Tham nhũng tràn lan

Corruption Perceptions Index

Chỉ số nhận thức tham nhũng

Power corruption

Tham nhũng quyền lực

Anticorruption

Việc chống tham nhũng

Anti-corruption

Phòng chống tham nhũng

VÍ DỤ ANH - VIỆT

  • Corruption is a violation of law, causing great losses to agencies, the state, and businesses, and needs to be punished appropriately for those who commit corruption.

  • Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho cơ quan, nhà nước và doanh nghiệp, cần phải trừng trị thích đáng những kẻ có hành vi tham nhũng.
  • The anti-corruption work is being done very well by Vietnam and has received a lot of positive responses from the people in recent years by punishing violators appropriately.
  • Công tác phòng chống tham nhũng đang được Việt Nam thực hiện rất tốt và nhận được nhiều sự hưởng ứng tích cực của người dân trong thời gian qua bằng cách trừng trị thích đáng những kẻ vi phạm.
  • Some high-ranking officials in some countries took advantage of their positions during their tenure and took bribes and caused serious corruption.
  • Một số quan chức cấp cao ở một số nước đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà nhận hối lộ, để xảy ra tham nhũng nghiêm trọng.
  • Mr. Dinh La Thang and his co-criminals "Deliberately violating the State's regulations on economic management, causing serious consequences" and "Embezzlement" occurred at Vietnam Oil and Gas Group.
  • Ông Đinh La Thăng và đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
  • Accusations of corruption require clear evidence to be charged, and such evidence is often sought by corrupt people to circumvent the law, making it difficult to find evidence.
  • Việc buộc tội tham nhũng đòi hỏi phải có bằng chứng rõ ràng mới buộc tội và những bằng chứng đó thường bị kẻ tham nhũng tìm cách lách luật, gây khó khăn cho việc tìm kiếm bằng chứng.
  • Not only in Vietnam but around the world, there have been many corruption scandals that cause huge losses in material and fruit worth billions of dollars.
  • Không chỉ Việt Nam, trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ bê bối tham nhũng gây thiệt hại lớn về vật chất, hoa quả trị giá hàng tỷ USD.
  • The corruption situation is still complicated. There is still a lot of harassment in the public sector, manifested through bribery, bribery, and running around when dealing with public authorities.
  • Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công vẫn còn nhiều, thể hiện qua việc đưa hối lộ, đút lót, chạy chọt khi giao dịch với cơ quan công quyền.
  • In order to reduce the current situation of corruption, the state and the government need to start more drastically starting from petty corruption completely and radically.

Để giảm thiểu tình trạng tham nhũng như hiện nay, nhà nước và chính phủ cần phải quyết liệt hơn nữa, bắt đầu từ việc tham nhũng vặt một cách triệt để và triệt để.

MỘT SỐ TỪ VỰNG TIẾNG ANH LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG

Từ vựng liên quan đến tham nhũng

Nghĩa của từ

Embezzlement

Tham ô

Cheat

Lừa đảo

Bribery

Hối lộ

Unlawful

Trái pháp luật

Benefit

Lợi ích

Power

Quyền lực

Corrupt assets

Tài sản tham nhũng

Tham nhũng là hành vi trái pháp luật và lương tâm của người lạm dụng chức quyền. Nhà nước nên thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng một cách quyết liệt hơn từ trung ương cho tới địa phương. Trên đây là bài viết Tham nhũng trong tiếng Anh là gì: Định nghĩa, ví dụ Anh - Việt. Chúc bạn có những thông tin bổ ích từ bài viết trên.

4. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Tại Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ tại Đại hội XIII của Đảng đã nêu: “Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Mỗi khi người dân, doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, đi khám bệnh, xin cho con đi học, hoặc chuyển trường, xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… đều phải có “lót tay”, “bôi trơn” thì mọi việc mới nhanh chóng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi dạng tham nhũng này là “tham nhũng vặt”, gây bức xúc, khó chịu cho mọi người và toàn xã hội. Nhiều vụ tham nhũng lớn, có tổ chức, nhiều người tham gia, có sự cấu kết của nhiều doanh nghiệp và cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất như: Vụ án Epco - Minh Phụng từ những năm 80 của thế kỷ trước, với 77 bị can và 2 án tử hình; vụ án tại Tập đoàn Vinashin, với Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm; vụ án tham ô và cố ý làm trái tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tử hình, 8 bị can khác chịu hình phạt từ 4 đến 22 năm tù. Không phải đến bây giờ mới có tham nhũng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vụ án của Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu - Bộ Quốc phòng bị xử ngày 5-9-1950 tại thị xã Thái Nguyên, can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”, bị tuyên án tử hình, tịch thu 3/4 tài sản, tịch thu tang vật hối lộ. Bác Hồ khi bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu, Bác đã nói với đồng chí Trần Đăng Ninh: Với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu cả rừng cây thì việc đó là cần thiết”. Tham nhũng không được ngăn chặn và đẩy lùi, mà còn phát triển tinh vi hơn, không chỉ các ngành kinh tế mà còn cả các ngành bảo vệ pháp luật, không chỉ cán bộ cấp thấp mà còn cả cán bộ cấp cao. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đánh giá: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống…, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Do đó, Đảng và Nhà nước chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và truy tố xét hỏi, xử lý nghiêm những người vi phạm về tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt là từ năm 2016, sau Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng (PCTN) Trung ương đã phát động một chiến dịch PCTN rộng rãi, toàn diện, quyết liệt với phương châm: Bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh và xử lý tham nhũng. Từ đó công tác PCTN đã đạt được những kết quả rất tích cực, nhiều vụ án tham nhũng từ Trung ương đến địa phương đều được xét xử nghiêm minh, kể cả các Ủy viên BCH Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị. Kết quả là:“Trong 5 năm (chủ yếu là 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp. Trong số bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương đương; hơn 1.500 huyện ủy viên và tương đương; gần 3.000 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; hơn 8.700 bị khai trừ ra khỏi Đảng và hơn 4.300 cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật (1). Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân cho biết: Từ năm 2013 đến 2020, cả nước đã có hơn 1.900 vụ án tham nhũng bị điều tra, xét xử; 131.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, liên quan đến tham nhũng đã có 266 vụ/646 bị can bị khởi tố, 250 vụ với 643 bị can bị truy tố. Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương đã kiểm tra xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (trong đó có 3 ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương, 2 thứ trưởng, 1 nguyên chủ tịch tỉnh, 1 nguyên phó bí thư tỉnh ủy, 13 sỹ quan cấp tướng trong lượng vũ trang)(2). Hàng loạt các vụ án tham nhũng lớn với cán bộ cao cấp được đưa ra xét xử như: Vụ án PMU 18 của Bộ Giao thông vận tải xảy ra năm 2006. Vụ án tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) với Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng. Vụ vi phạm quản lý đất đai tại Đà Nẵng với 19 bị can và 2 cựu chủ tịch UBND TP. Đà  Nẵng; Vụ án nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, liên quan đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Các vụ án liên quan đến các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Vụ thâu tóm đất vàng tại Công ty Nova Bắc Nam 79 và Novaland tại Đà Nẵng lên quan đến hai cựu thứ trưởng Bộ Công an. Vụ án tướng công an thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 Bộ CA)  bảo kê cho đường dây đánh bạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Vụ án buôn lậu và sản xuất 200 triệu lít xăng giả tại Đồng Nai, đã có nhiều cán bộ, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát Biển tiếp tay; Vụ án của Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Phòng PCTN, Thanh tra Bộ Xây dựng; Vụ án Nguyễn Kiên Cường, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Bình. Ngay trong Ngành Lương y như từ mẫu có vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện đã câu kết với công ty tư nhân để nâng giá thiết bị y tế hưởng lợi bất chính. Gần đây nhất Bộ Công an đã khởi tố vụ đẩy giá kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Việt Á, liên quan đến nhiều quan chức, nhiều bộ, ngành như lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Học viện Quân y và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hai Ủy viên BCH Trung ương đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị bắt tạm giam để điều tra. Đảng, Nhà nước xác định phải tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN cả trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Kết luận số 21 KL/TW ngày 25-10-2021 Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XIII nêu: Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Chủ động phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Nhận diện tham nhũng

Từ thực trạng cuộc đấu tranh PCTN ở nước ta cho thấy cần nhận rõ các dạng tham nhũng chính để có giải pháp phòng chống hiệu quả:

Tham nhũng về kinh tế: Đây là dạng tham nhũng rất phổ biến diễn ra mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, từ quan chức cấp cao đến cấp thấp. Nhưng dễ nhận biết, họ dùng chức vụ và quyền hạn được giao, hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn để thu về tiền bạc, vật chất… Dạng này thể hiện từ tham nhũng vặt, nhận phong bì, đến tham nhũng lớn, nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng, biệt thự, đất đai, ô tô…

Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng vị thế để đưa những người thân tín, họ hàng, cánh hẩu và người đút lót hối lộ vào giữ những chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm vụ lợi. Đây là dạng tham nhũng rất nguy hiểm và khó phát hiện. Khi họ sắp xếp người không có đạo đức, năng lực chuyên môn vào những vị trí quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà cả lâu dài, ảnh hưởng cả thế hệ mà khó khắc phục hậu quả.

Tham nhũng chính trị: Là dạng tham nhũng của người có quyền lực tác động vào các quyết định về cơ chế, chính sách, những quyết định lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu lợi cho bản thân, gia đình, hoặc một nhóm người. Họ có thể cấu kết với người cùng có quyền lực để thay đổi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm mưu cầu lợi ích cho ngành, địa phương, đơn vị mình hoặc nhóm người có cùng lợi ích. Như việc ra các quy định về chính sách thuế, tiền lương, tiêu chuẩn bổ nhiệm, hưu trí, hoặc ra các quyết định đầu tư dự án lớn: xây dựng sân bay, cảng biển, khu đô thị, …

Trên đây là một số thông tin về Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo