Thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non hiện đang là vấn đề nhức nhối và nhận được nhiều sự quan tâm của xác hội. Thời gian qua đã có rất nhiều vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non được phát hiện, báo chí mổ xẻ, chính quyền lên tiếng. Tuy nhiên thực tế thực trạng này vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm. Điều này là do đâu và chúng ta cần làm gì để bảo vệ con trẻ.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non [2023]. Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Liên tiếp những vụ bạo hành trẻ em được phát hiện với hình ảnh con trẻ bị hành hạ, đánh đập thậm tệ khiến dư luận vô cùng bức xúc về một thế hệ trồng người.
Ngày càng phát hiện ra những vụ bạo hành trẻ em ở trường mầm non tại Việt Nam
Các cơ quan chức năng đã nhảy vào cuộc, dư luận lên tiếng, người thực hiện hành vi bạo lực trẻ nhỏ bị xử lý hình sự. Những bài báo phân tích, đánh giá, mổ xẻ nguyên nhân rồi đi tìm giải pháp nhưng thực trạng này vẫn chưa chấm dứt mà đâu đó vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ đang phải chịu những trận đòn roi từ chính “cô nuôi dạy hổ”.
2. Nguyên nhân xảy ra thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Dựa theo những cuộc khảo sát điều tra của các ban ngành có thẩm quyền có thể thấy rằng thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu.
Áp lực công việc khiến các giáo viên không kiểm soát được hành vi
Thực tế nghề nuôi dạy trẻ là nghề đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Bởi lẽ trẻ nhỏ trong độ tuổi mầm non, mẫu giáo chúng như những mầm non, chưa thể nhận thức được đúng sai, đặc biệt là việc sinh hoạt cá nhân của mình.
Việc hàng ngày phải phải trải qua công việc từ sáng sớm tới tối muộn để đảm bảo từ miếng ăn tới giấc ngủ, vệ sinh, các hoạt động vui chơi của trẻ. Chưa kể có nhiều trẻ luôn quấy khóc cả ngày. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác kèm thêm những vấn đề riêng của cá nhân khiến tinh thần của giáo viên căng thẳng. Có những người không biết cách kiềm chế cảm xúc và biến con trẻ thành bao cát giải sầu cho mình.
Ở một số nhà trẻ tư thục, ngoài những vấn đề về công việc thì các giáo viên cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề gây ức chế khác như gia đình trẻ không thấu hiểu, cấp trên không tôn trọng, lương thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn,… cũng khiến cho sự bất bình ngày càng tăng và dẫn tới hành động thiếu suy nghĩ.
Đào tạo sơ sài, giáo viên thiếu ý thức và kỹ năng
Việc đào tạo sơ sài chính là nguyên nhân tạo ra một thế hệ trồng người kém hiệu quả. Cụ thể nếu ngay từ đầu giáo viên được đào tạo bài bản, trong quá trình học được bồi dưỡng kỹ năng kiềm chế cảm xúc, thấu hiểu tâm sinh lý trẻ nhỏ, trong quá trình học tập được tham gia thực hành nuôi dạy trẻ tại các cơ sở trong thời gian dài trước khi chính thức làm nghề.
Quá trình đào tạo cần được nâng cao để tránh tình trạng giáo viên không có đạo đức làm nghề
Đáng lo ngại hơn cả hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo vì chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng chương trình đào tạo, vật chất cơ sở thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như đầu ra của học viên. Đặc biệt, còn có những trường hợp chỉ cần học xong 2 tháng là bạn có thể nhận ngay một chứng chỉ nghiệp vụ bảo mẫu mầm non.
Những trường mầm non tư thục mọc lên như nấm mà không được kiểm soát về chất lượng. Cứ có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm mầm non trở lên là có thể mở lớp mẫu giáo tư thục. Chính vì điều kiện cấp phép quá dễ dãi này sẽ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát về hoạt động cũng như chất lượng giảng dạy. Bởi các trường hợp có hành vi bạo hành trẻ thường rơi vào nhóm người không có bằng cấp hoặc có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó.
3. Giải pháp tránh tình trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non thực sự đã gây làn sóng dư luận dữ dội, hành vi này đáng phải lên án mạnh mẽ bởi nó ảnh hưởng tới lối sống, đạo đức của nghề giáo cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới một thế hệ trẻ của tương lai.Vậy chúng ta cần làm gì?
Phía gia đình – cha mẹ của bé
Cha mẹ đầu tiên cần phải lựa chọn môi trường học tập tốt cho con trẻ. Lấy một ví dụ đơn giản khi đi chọn trường cho con không được vào trường công lập thì cũng nên tìm hiểu thật kỹ về môi trường tư thục đó như thế nào, cơ sở vật chất có đảm bảo hay không. Hãy mạnh dạn hỏi giấy phép hoạt động cũng như bằng cấp của đội ngũ giáo viên ở đó. Đặc biệt, cha mẹ nên lựa chọn những trường học có camera để thuận tiện cho việc kiểm soát về hoạt động của con ở trường.
Ngoài thời gian trên lớp khi về nhà cha mẹ nên lắng nghe, hỏi han con về việc trên lớp. Từ đó sẽ có thể sớm phát hiện ra việc con em mình có bị bạo hành hay không. Khi con cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm con sẽ không ngần ngại chia sẻ và nói ra những sợ hãi của mình.
Phía đơn vị quản lý
Thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào. Công tác tuyển sinh đào tạo cần được nâng cao, bám sát vào những yêu cầu cần thiết của một giáo viên mầm non. Tức ngoài việc xét tuyển dựa theo bảng điểm THPT, kỹ năng nghiệp vụ như hát, múa, kể chuyện thì cần quan tâm tới phẩm chất của một người giáo viên, đặc biệt người nuôi dạy trẻ. Giáo viên mầm non ngoài tốt về chuyên môn cũng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu thương, sự khoan dung, đức hy sinh lớn.
Các đơn vị quản lý nên chú trọng thêm vào môi trường cũng như cơ sở vật chất giảng dạy
Tăng cường giám sát quản lý chất lượng đối với các cơ sở giảng dạy. Thường xuyên rà soát, kiểm tra về giấy cấp phép cũng như chứng chỉ của các cơ sở giữ trẻ, đặc biệt là cơ sở mầm non ngoài công lập. Nghiêm khắc xử lý vi phạm những trường hợp không có giấy phép cũng như những môi trường không đủ cơ sở vật chất cũng như điều kiện cần thiết.
Mạnh tay xử lý với giáo viên không đạt. Đối với trường hợp giáo viên không đạt yêu cầu giảng dạy cũng như đạo đức cần phải mạnh tay ngay từ đầu. Từ đó mới có thể củng cố niềm tin cho toàn xã hội. Ngoài ra các cơ sở đào tạo cần thường xuyên bồi dưỡng đạo đức, nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non theo đúng nhu cầu hiện nay.
Đưa ra chế độ đãi ngộ tốt cho giáo viên mầm non. Một môi trường sư phạm tốt, giảm áp lực công việc cũng như tăng cường các chế độ đãi ngộ sẽ tạo ra niềm vui cũng như giải pháp hữu hiệu để giảm những căng thẳng trong quá trình giảng dạy.
Để thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non không còn là vấn nạn tôi nghĩ cần có sự chung tay của cả xã hội. Xét trên mọi khía cạnh, chúng ta cần có cái nhìn tích cực hơn về nghề giáo viên mầm non. Có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội để củng cố niềm tin, nâng cao chất lượng dạy và học.
Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số 48/2010/QH12
Có thể bạn quan tâm: Thông tư 10/2017 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Nội dung bài viết:
Bình luận