Thực dân phong kiến là gì? Bản chất chế độ phong kiến?

Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp khái niệm Thực dân phong kiến. Vậy Thế nào là Thực dân phong kiến? Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Thực dân phong kiến là gì? Bản chất chế độ phong kiến? để bạn đọc tham khảo cách lý giải về khái niệm này:

Nha Nuoc Phong Kien La Gi Ban Chat Bo May Va Hinh Thuc

Thực dân phong kiến là gì? Bản chất chế độ phong kiến?

1. Thực dân phong kiến là gì?

Phong Kiến có nghĩa là phong tước và kiến quốc, chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong. Có thể thấy chế độ phong kiến gồm có vua, chư hầu và phong địa. Vua là người đứng đầu một nước, chư hầu  chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng và được một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao và phong địa là đất phong cho chư hầu, có tư cách như một nước độc lập và truyền từ đời này sang đời khác.

Còn chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác.

Như vậy, thực dân phong kiến mang ý nghĩa nhắc đến thời kỳ đen tối của dân tộc ta trong thời đại phong kiến, đó là thời kỳ mà dân ta bị bộn thực dân xâm lược, bóc lột nặng nề.

2. Nhà nước phong kiến ở phương Đông và ở phương Tây

Đặc điểm Phương Tây Phương Đông
Thời gian Ở phương Tây, nhà nước PK hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (Tây Âu). Chế độ PK phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên.
Không gian Chế độ PK ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Chế độ PK ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.
Cơ sở kinh tế – xã hội của nhà nước PK Chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời chủ nô. Trong thời PK, chế độ tư hữu ruộng đất được phát triển lên mức cao hơn gọi là các lãnh địa. Thời kỳ đầu, người nông dân tự do cũng có ruộng đất nhưng cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất PK mà dần dần người nông dân bị mất ruộng và phải lệ thuộc đất vào địa chủ, PK…

Địa chủ, PK là những người có đất nhưng không trực tiếp canh tác mà cho nông dân thuê đất cày cấy và thu về địa tô. Mức địa tô nhìn chung là tương đối nặng nề. Quan hệ sản xuất trong xã hội là quan hệ giữa địa chủ, PK và nông dân.

Bên cạnh đó, nhà thờ thiên chúa giáo cũng chiếm hữu nhiều đất đai lập thành lãnh địa lớn, các vị linh mục, thầy tu cũng là những địa chủ PK lớn nhỏ khác.

Chế độ ruộng đất không thuần nhất như ở phương Tây mà quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà Vua (nhà nước), đồng thời đối với ruộng đất tư nhân, vua cũng có quyền sở hữu tối cao.

Nhà nước đem ruộng đất thuộc sở hữu công ban cấp cho quan lại làm bổng lộc và cho nông dân cày cấy. Khi lực lượng sản xuất phát triển, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân bắt đầu hình thành và phát triển thành sở hữu của địa chủ, của cơ sở tôn giáo,…

 

Xem thêm: Lễ giáo phong kiến là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC

 

3. Câu hỏi thường gặp

1. Bản chất của chế độ phong kiến được hiểu như thế nào?

Về bản chất, chế độ phong kiến là chế độ địa chủ bóc lột nông dân. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến có nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ là giai cấp nông dân.

2. Trong xã hội phong kiến có mấy giai cấp?

Xã hội phong kiến tồn tại hai giai cấp, đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, hai giai cấp này mâu thuẫn, đối kháng với nhau về mặt lợi ích.

3. Chế độ thực dân nửa phong kiến mang ý nghĩa gì?

Điển hình của chế độ thực dân nửa phong kiến là xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp thống trị. Thời ký này nhân dân phải chịu một lúc hai ách thống trị, của vua đứng đầu và của bọn thực dân Pháp.

4. Nhà nước phong kiến ra đời từ lúc nào?

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy.

 

Xem thêm: Lãnh địa phong kiến là gì? (Cập nhật 2022)

 

Việc tìm hiểu về Thực dân phong kiến sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thực dân phong kiến là gì? Bản chất chế độ phong kiến? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo