Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bắt gặp cụm từ “thừa uỷ quyền” trên thời sự, báo chí, internet... Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu thừa uỷ quyền là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí những nhiều người còn không biết câu trả lời. Hãy cùng ACC tìm hiểu thừa uỷ quyền là gì và những vấn đề liên quan nhé!
1. Khái niệm ký thay
Ký thừa ủy quyền là một trong những loại kỳ thay. Vì vậy, để hiểu được khái niệm ký thừa ủy quyền là gì, trước hết cần phải tìm hiểu khái niệm ký thay!
Trên thực tế, trong công tác soạn thảo hoặc tham mưu những văn bản, tài liệu, giấy tờ trong cấp trên, rất nhiều văn bản, tài liệu không lấy chữ ký trực tiếp từ lãnh đạo của cơ quan mà sẽ do cấp phó thực hiện ký thừa lệnh, ký thay hoặc ký thừa uỷ quyền. Chị thay là một trong những hình thức cấp trên ủy quyền cho cấp dưới, thông thường là cấp phó để ký kết những văn bản, tài liệu, giấy tờ của cơ quan. Người ký thay sẽ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo, trước pháp luật. Trước khi thay cũng có giá trị pháp lý tương đương việc thủ trưởng hoặc lãnh đạo cơ quan ký.
2. Phân biệt ký thay, ký thừa lệnh, ký uỷ quyền
Sau khi tìm hiểu khái niệm ký thay, hãy cùng ACC tìm hiểu khái niệm và phân biệt ký thay, ký thừa lệnh và ký thừa uỷ quyền là gì nhé!
Ký thay: ký thay là việc lãnh đạo hoặc người đứng đầu tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp giao cho người cấp dưới, thông thường là cấp phó thực hiện ký thay mình những văn bản, tài liệu thuộc lĩnh vực mà người đó được phân công phụ trách hoặc một số những văn bản, tài liệu khác thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan.
Ký thừa lệnh: ký thừa lệnh là việc lãnh đạo, người đứng đầu tại các đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức cấp dưới thừa lệnh người đứng đầu, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức cấp trên thực hiện ký một số tài liệu, giấy tờ.
Ký thừa ủy quyền: ký thừa ủy quyền làm việc lãnh đạo, người đứng đầu tại các đơn vị thuộc tổ chức, cơ quan thực hiện ký một số tài liệu, văn bản theo ủy quyền của lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
3. Trường hợp được ký ủy quyền
Thực tế, khái niệm lịch ký thừa ủy quyền là một trong những khái niệm chủ yếu, đa số được áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nhà nước. Ký thừa ủy quyềnc cũng có hình thức tương tự như kiểu sửa lại là cấp trên, lãnh đạo sẽ ủy quyền cho cấp dưới ký những văn bản, tài liệu. Theo đó, người ký không trực tiếp thực hiện những công việc này mặt đó là công việc thuộc thẩm quyền của lãnh đạo, thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên. Do đó, nếu cơ quan, tổ chức cấp dưới khi thực hiện ký thừa ủy quyền thì cần phải thể hiện rõ ràng, minh bạch đây là công việc mình thực hiện do được phân công, uỷ quyền.
- Ký thừa ủy quyền thường được thực hiện đối với những trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên ủy quyền cho người đứng đầu của tổ chức, cơ quan cấp dưới những văn bản, tài liệu thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên.
– Khi thực hiện ủy quyền cho cấp dưới ký, cần phải có văn bản về việc ủy quyền phải giới hạn về nội dung, thời gian, địa điểm uỷ quyền…và những nội dung cơ bản cần phải tuân thủ
- Người được giao thẩm quyền ký tờ ủy quyền sẽ không được ủy quyền lại cho người khác
4. Những câu hỏi thường gặp.
Ký thừa ủy quyền khi nào?
Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký.
Giống với ký thừa lệnh, việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản. Song ký thừa ủy quyền còn phải giới hạn trong một thời gian nhất định.
Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền.
Trường hợp nào được ký thay người khác?
Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức; có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.):
- Các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.
Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể
Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức;
Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
Ai được phép ký thừa lệnh?
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản.
Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, Trưởng phòng một số đơn vị ký các văn bản thuộc thẩm quyền của tập thể cơ quan, tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, người ký thừa lệnh phải là cấp trưởng. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều văn bản cấp phó ký thay các văn bản ký thừa lệnh.
Trường hợp được ký ủy quyền?
Ký thừa ủy quyền là một trong những khái niệm đa phần áp dụng cho cơ quan hành chính Nhà nước, sự nghiệp sự nghiệp thuộc Nhà nước.Tương tự như “ký thừa lệnh”, người được ủy quyền của cấp trên ký văn bản có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên. Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa ủy quyền thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ủy quyền.
– Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.
– Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền.
– Đặc biệt, người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
Về viết tắt của ký ủy quyền: Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về thừa uỷ quyền là gì và những vấn đề liên quan tới thừa uỷ quyền để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]
✅ Kiến thức: | ⭕ Thừa ủy quyền là gì |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận