Trong quan hệ hành chính cấp trên cấp dưới chúng ta thường gặp phải những trường hợp cấp trên đưa ra mệnh lệnh đối với cấp dưới. Vậy thừa lệnh là gì? Pháp luật quy định về vấn đề thừa lệnh như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về nội dung pháp lý này trong bài viết dưới đây để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thừa lệnh và những vấn đề khác có liên quan đến thừa lệnh qua những quy định mới nhất hiện nay.
1. Khái niệm thừa lệnh là gì?
Định nghĩa về thừa lệnh là gì hiện nay chưa được giải thích tại văn bản pháp lý nào, tuy nhiên có thể hiểu về khái niệm này như sau:
- Thừa lệnh là việc cấp dưới thực hiện làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Người được thừa lệnh của cấp trên một vấn đề, công việc nào đó thực chất không phải là người được trao thẩm quyền trực tiếp từ Nhà nước mà đó là thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.
- Thủ trưởng cấp trên có thể thông qua giao, ra lệnh hoặc ủy quyền để cho cấp dưới thực hiện thay mình một công việc nhất định thuộc thẩm quyền của mình.
- Vấn đề về thừa lệnh là cơ sở để quyết định thẩm quyền ký văn bản là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
Trong đó, văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp.
2. Quy định về thẩm quyền ký văn bản khi thừa lệnh
Pháp luật quy định khi thừa lệnh là gì thì thẩm quyền ký văn bản cũng có sư thay đổi và cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:
- Về nguyên tắc ký ban hành văn bản:
+ Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
+ Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Quy định về ký văn bản khi thừa lệnh:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
3. Quy định về trách nhiệm và hình thức chữ ký
Pháp luật quy định về trách nhiệm và hình thức ký nói chung và khi thừa lệnh là gì nói riêng như sau:
Về trách nhiệm ký văn bản
- Tại Khoản 5, Điều 13, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.
- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác.
Về hình thức chữ ký
- Đối với chữ trên văn bản giấy, khi ký tên trên văn bản giấy phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai để ký văn bản. Đối với chữ ký trên văn bản điện tử: người có thẩm quyền thực hiện ký số, vị trí, hình ảnh chữ ký số.
4. Câu hỏi thường gặp
Ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền?
Ký thay: Là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu
Ký thừa lệnh: Là việc người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức thừa lệnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký một số văn bản
Ký ủy quyền: Là việc người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký một số văn bản.
Trách nhiệm khi ký văn bản?
Khoản 5, Điều 13 của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.
Thẩm quyền ký văn bản?
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP khẳng định một nguyên tắc chung là ở các cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Ai được phép ký thừa lệnh?
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản.
Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến thừa lệnh là gì do Công ty luật ACC cung cấp gửi đến bạn đọc. Hy vọng những kiến thức này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thừa lệnh. Bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn thêm về vấn đề này hoặc bất kỳ những câu hỏi trong các lĩnh vực pháp lý khác. Hoặc yêu cầu sử dụng dịch pháp lý uy tín và hiệu quả từ chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận