Thủ tướng hay tên gọi đầy đủ là thủ tướng chính phủ là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo Chính phủ và điều hành hoạt động của Chính phủ.
Bài viết phân tích những quy định của luật hiến pháp về chức danh thủ tướng Chính phủ và hoạt động của Thủ tướng Chính Phủ, cụ thể:
1. Quy định chung về Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Nhiệm kì của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội (6 năm). Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Thủ tướng Chính phủ của nhiệm kì mới.
Thủ tướng chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyểt hạn sau đây:
1) Lãnh đạo công tác của Chính phủ các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cá cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
2) nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn để nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
3) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4) Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;
5) Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
6) Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. Để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Thủ tướng có quyền ban hành các quyết định, chỉ thị.
2. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ. Xuất phát từ mô hình tổ chức Chính phủ ở các nước khác nhau mà có những thuật ngữ khác nhau để chỉ chức danh người đứng đầu Chính phủ. Ví dụ: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Ba Lan, Italia), Chủ tịch Chính phủ (Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha), Bộ trưởng chủ tịch (Bungari)... Ở nước ta, người đứng đầu Chính phủ theo quy định của các hiến pháp có điểm khác nhau: Chủ tịch nước (Hiến pháp năm 1946), Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Hiến pháp năm 1980), Thủ tướng Chính phủ (Hiến pháp các năm 1959,1992,2013).
Khẳng định, đề cao trách nhiệm của Thủ tướng cùng với vai trò của phiên họp Chính phủ, là xu hướnể đổi mới quan trọng của Hiến pháp năm 2013 trên cơ sở kế thừa các hiến pháp trước đó. Nhằm tăng cường vai trò của người đứng đầu Chính phủ, lần đầu tiên Hiến pháp ghi nhận: “Thủ tưởng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ”, đồng thời khẳng định rõ hơn việc Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội “về hoạt động của Chính phủ” và “những nhiệm vụ được giao”. Luật tổ chức Chính phủ đã khẳng định đầy đủ và rõ ràng hơn vị trí của Thủ tướng Chính phủ là “người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước” (khoản 2 Điều 4).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 98 Hiến pháp năm 2013 và Chương III Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Với quy định này, cho phép phân định rõ ràng hơn quyền hạn của tập thể Chính phủ với quyền hạn của cá nhân Thủ tướng. Quyền hạn của Thủ tướng được quy định khá cụ thể, rõ ràng và có phần mở rộng như đề cao quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo việc: xây dựng chính sách, tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng nền hành chính quốc gia; chỉ đạo đàm phán, kí kết, gia nhập các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Theo Điều 98 Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng có quyền hạn sau:
- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của Cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc kí, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
Cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 lần đầu tiên quy định Thủ tướng Chính phủ có một số nhiệm vụ, quyền hạn mới. Đó là lãnh đạo, chỉ đạo chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các quy định của pháp luật và các chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên các lĩnh vực quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài; cho từ chức thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; đình chỉ công tác chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đình chỉ, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới; quyết định giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định giao quyền chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường họp khuyết chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành...
Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó.
Bên cạnh việc đề cao vai trò của Thủ tướng, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ quyền thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ, đồng thời bổ sung thêm quy định: “chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công”.
Nội dung bài viết:
Bình luận