Xuất khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh hình thức xuất khẩu truyền thống. Hình thức tại chỗ này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất. Vậy có phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ không? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết giấy phép xuất khẩu tại chỗ dưới đây.
1. Những thông tin cơ bản về xuất nhập khẩu tại chỗ trong bài viết giấy phép xuất khẩu tại chỗ
Trước khi đi tìm hiểu sâu về thủ tục, giấy phép xuất khẩu tại chỗ, cùng người viết điểm qua một vài thông tin cơ bản về xuất khẩu tại chỗ nhé.
Xuất nhập khẩu tại chỗ (On-spot export) là một hình thức doanh nghiệp Việt Nam bán hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài ngay tại trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể xuất khẩu sản phẩm với hình thức này. Hàng hóa được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
Vậy xuất khẩu tại chỗ là gì? Theo cách hiểu nôm na, xuất khẩu nghĩa là bán hàng cho đối tác nước ngoài. Nhưng còn “tại chỗ” là thế nào? Là giao hàng tại chỗ, trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chở ra nước ngoài như xuất khẩu thông thường mà chúng ta vẫn thấy.
Xuất nhập khẩu tại chỗ cũng là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nên vẫn được áp dụng tính thuế giống tương tự như hàng hóa được mua từ nước ngoài. Đối với nhà nhập khẩu nội địa, có thể yêu cầu phía người bán cung cấp C/O form D để được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với hình thức mua hàng hóa từ các công ty thuộc trong khu phi quan, hay doanh nghiệp chế xuất. Hiện nay, có một vài doanh nghiệp nội địa vẫn gặp phải rắc rối để được hưởng ưu đãi về thuế trong khi làm thủ tục hải quan.
Tiếp theo bài viết giấy phép xuất khẩu tại chỗ, chúng ta cùng xem các mặt hàng nào sẽ thuộc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
2. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ trong bài viết giấy phép xuất khẩu tại chỗ
Theo Khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT_BTC về thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ gồm:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Trên đây là những hàng hóa xuất khẩu tại chỗ trong bài viết giấy phép xuất khẩu tại chỗ.
3. Vậy xuất khẩu tại chỗ có phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ không?
Có phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm.
Căn cứ vào các hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ ta cũng có thể đưa ra một câu trả lời rằng, nếu sản phẩm mà doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài phải xin giấy phép xuất khẩu thì những mặt hàng đó cho dù xuất khẩu tại chỗ cũng bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ.
Để cho người đọc hiểu hơn về việc phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ, bạn có thể tham khảo Công văn số 296/HC-QLHC về việc giấy phép tiền chất công nghiệp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ của Cục Hóa Chất.
Trong Công văn này có nêu rõ:
“ Đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
- Cục Hóa chất cấp phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp cho doanh nghiệp nội địa mua của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Thương mại và khoản 1 Điều 57 Luật quản lý ngoại thương “áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam”.
- Cục Hóa chất không cấp phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp cho doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật quản lý ngoại thương “không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng”.
Như vậy có thể thấy rằng, dù mặt hàng của doanh nghiệp đã thuộc hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ nhưng không đáp ứng điều kiện quy định về mặt hàng đó thì không được cấp giấy phép xuất khẩu tại chỗ.
4. Thủ tục hải quan đối với các hàng hóa xuất khẩu không phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ
Đối với các hàng hóa xuất khẩu không phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp làm thủ tục:
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép.
- Giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
- Hải quan làm thủ tục:
- Tiếp nhận tờ khai hải quan và các chứng từ xuất khẩu tại chỗ.
- Tiến hành đăng ký tờ khai theo quy định của từng loại hình xuất khẩu. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, ký và đóng dấu vào tờ khai.
- Lưu tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp.
Để có thể biết thêm chi tiết về thủ tục đối với các hàng hóa xuất khẩu không phải xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ, bạn đọc có thể tham khảo thêm các quy định tại Khoản 5 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung tại Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
5. Dịch vụ giấy phép xuất khẩu tại chỗ tại ACC
Hiện nay, Quý khách đang có nhu cầu xin giấy phép xuất khẩu tại chỗ nhưng không có thời gian để tìm hiểu cũng như chưa nắm rõ được thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu tại chỗ. Có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu tại chỗ.
Hãy đến với ACC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép xuất khẩu tại chỗ, cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá trình hoạt động.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ này vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giấy phép xuất khẩu tại chỗ một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có cần đóng thuế VAT không?
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được hưởng thuế suất thuế gtgt là 0%.
6.2 Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ?
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất có thẩm quyền xử lý hồ sơ đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về xuất nhập khẩu tại chỗ không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về xuất nhập khẩu tại chỗ uy tín, trọn gói cho khách hàng.
6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về xuất nhập khẩu tại chỗ của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nội dung bài viết:
Bình luận