Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Hiện nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển và được đặc biệt chú trọng. Vậy thủ tục thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về Thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi mới nhất (Cập nhật 2023)
Thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi mới nhất
1. Quy định chung về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
1.1. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Đối với thức ăn chăn nuôi vừa nhằm mục đích xuất khẩu và sử dụng trong nước: Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của nhà nhập khẩu.
Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu: Đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, trừ các hành vi bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam.
1.2. Kiểm tra thức ăn chăn nuôi xuất khẩu
Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng, công bố hợp quy (nếu có);
Kiểm tra quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, ngoại quan về sản phẩm;
Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc nước nhập khẩu và yêu cầu khác (nếu có).
2. Trình tự và thủ tục chỉ định
Tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
- Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
- Quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng do tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu ban hành.
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi xuất khẩu
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; bản yêu cầu các chỉ tiêu cần kiểm tra, xác nhận chất lượng.
- Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng
- Doanh nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra gửi về cơ quan kiểm tra.
- Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
- Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, trong đó có thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
4. Những câu hỏi thường gặp.
Thủ tục kiểm dịch thức ăn chăn nuôi?
Để làm thủ tục kiểm dịch, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông qua hệ thống một cửa quốc gia. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, lấy theo mẫu 19, luật Thú y, 1 bản scan.
- Bill of Lading.
- Công văn cam kết Health, 1 bản scan.
- Invoice and Packing List.
- Health Certificate của nước xuất khẩu, 1 bản scan.
- Mã số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Mã HS thức ăn chăn nuôi?
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.
Biết được mã HS doanh nghiệp sẽ biết được những quy định liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của mặt hàng, các loại thuế, các loại giấy tờ, thủ tục,… tương ứng.
Quy trình làm thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi?
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần chú ý những công đoạn chính sau đây:
- Xác định mặt hàng có nằm trong danh sách được phép nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hay không. Tìm hiểu kỹ điều kiện cần và đủ để kinh doanh nhập khẩu thức ăn ngành chăn nuôi là gì.
- Xin giấy phép nhập khẩu nếu loại hàng hoá đó được phép nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng, tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch động vật thức ăn chăn nuôi.
- Làm công bố tiêu chuẩn áp dụng.
Như vậy, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi. Trong những năm qua, thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Công ty Luật ACC đã hỗ trợ nhiều cá nhân được xuất khẩu nhanh chóng, không gây mất nhiều thời gian của khách hàng.
Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi mới nhất (Cập nhật 2021) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận