Hiện nay việc xuất khẩu gỗ đặc biệt được chú trọng, trong đó có các sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất. Tuy nhiên pháp luật quy định rất chặt chẽ vấn đề này. Đặc biệt thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất là trình tự bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi muốn xuất khẩu. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất
Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
2. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu
- Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I. Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
- Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
- Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:
- Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT
- Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:
Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp chủ gỗ đã hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu lô hàng, nhưng ủy thác cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì ngoài một trong các chứng từ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, doanh nghiệp nhận ủy thác để xuất khẩu sản phẩm gỗ phải gửi kèm theo bản sao hợp đồng ủy thác.
4. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất
- Tờ khai hải quan
- Bản kê lâm sản
- Hóa đơn thương mại
- Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ từ các nhà máy, xí nghiệp
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Vận đơn lô hàng
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Chứng nhận hun trùng lô hàng
Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất. Trong những năm qua, thủ tục xuất khẩu đồ gỗ của Công ty Luật ACC đã hỗ trợ nhiều cá nhân được xuất khẩu nhanh chóng, không gây mất nhiều thời gian của khách hàng.
Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất năm 2021 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận