Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản (Cập nhật 2024)

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông nghiệp trong top đầu thế giới vì thế nhu cầu được xuất khẩu nông sản sang các quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là Nhật Bản cũng rất được quan tâm. Vì thế, bài viết dưới đây công ty luật ACC sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin về thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật. Mời các bạn tham khảo!

xuat-khau-nong-san

1. Những mặt hàng nào được xem là nông sản

Hiện nay, theo quy định pháp luật thì không có khái niệm cụ thể để giải thích thế nào là nông sản. Tuy nhiên, có thể hiểu Hàng nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng, chúng có nguồn gốc từ các hoạt động nông nghiệp như sau:

Các loại nông sản nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, các loại động vật tươi sống trừ  hải sản. Các sản phẩm nông nghiệp như tiêu, cà phê, hạt điêu, hoa quả, rau…

Các loại sản phẩm phát sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, các loại thịt

Các sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹp, xúc xích, nước ngọt…

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Thủ tục thành lập hợp tác xã theo quy định năm 2022. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

2. Điều kiện kinh doanh - xuất khẩu hàng nông sản sang Nhật

2.1. Về điều kiện kinh doanh hàng nông sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010:

“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm”.

2.2. Đối với thực phẩm tươi sống thì phải đảm bảo các điều kiện sau

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật An toàn thực phẩm 2010: 

“Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật An toàn thực phẩm 2010:

Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật An toàn thực phẩm 2010:

Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y”.

2.3. điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

2.4. Điều kiện đối với đơn vị kinh doanh thực phẩm tươi sống

“Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.”

3. Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật

Về thủ tục xuất khẩu nông sản sang nhật được quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT năm 2017 quy định như sau:

“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.

4. Công ty luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn xuất khẩu nông sản sang Nhật

Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật ACC về thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hướng dẫn và tư vấn với mức giá ưu đãi nhất. Công ty Luật ACC xin cảm ơn. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (846 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo