Nếu bạn đang muốn xuất khẩu ngô hạt nhưng không biết thủ tục như thế nào thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật ACC. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn tham khảo bài viết để biết thêm về thủ tục xuất khẩu ngô hạt.
Xuất khẩu ngô hạt
1. Thủ tục xuất khẩu ngô hạt là gì?
Căn cứ nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý ngoại thương,ngô hạt không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu nhập khẩu. Vậy thủ tục xuất khẩu ngô hạt không trái với pháp luật
Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 28 VBHN 03/VBHN-VPQH 2017 Luật thương mại thì thủ tục xuất khẩu ngô hạt là thủ tục đưa sản phẩm ngô hạt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để hàng hóa được lưu thông ở nước ngoài hoặc đưa ngô hạt vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục xuất khẩu ngô hạt?
Lưu ý đầu tiên khi thực hiện thủ tục xuất khẩu ngô hạt là xem ngô hạt có thuộc diện kiểm dịch thực vật hay không?
Về vấn đề xem ngô hạt có thuộc diện kiểm dịch thực vật hay không Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, phải đăng ký kiểm dịch mỗi lô hàng ngô hạt khi làm thủ tục xuất khẩu. Căn cứ Điều 9, Điều 10 VBHN 02/VBHN-BNNPTNT Điều 9, Điều 10 hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch ngô hạt như sau:
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu
“1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).
Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).”
Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu
“1. Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.”
3. Thủ tục xuất khẩu ngô hạt
Bước 1: Kiểm tra ngô hạt có được nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu sang nước họ hay không?
Có 2 cách để kiểm tra quyền xuất khẩu sang nước bạn:
- Liên hệ trực tiếp Bộ Công Thương Việt Nam xem mặt hàng hoa quả có hạn chế cửa khẩu xuất về phía nước nhập khẩu hay không?
- Trao đổi với đơn vị nhập khẩu xem bên nước nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu loại quả đó từ Việt Nam vào không?
Bước 2: Thủ tục xuất khẩu
Theo quy định hiện hành, ngô hạt không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, do đó thủ tục xuất khẩu ngô hạt cũng giống như các loại hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, để xuất khẩu trái cây tươi cần thêm 2 giấy phép: Quality of Certificate và Giấy kiểm dịch thực vật.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Xuất khẩu ngô hạt cần nộp thuế gì?
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%
- Thuế nhập khẩu thông thường là 03% (Biểu thuế 2022), đối với loại ngô là hạt giống sẽ chịu thuế suất là 05%.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi là 02% (Biểu thuế 2022).
- Trong trường hợp ngô hạt được nhập khẩu thuộc các trường hợp sau còn phải chịu Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt >0%:
4.2 Mã HS xuất khẩu ngô là bao nhiêu?
- 1005 Ngô.
- 10051000 – Hạt giống
- 100590 – Loại khác:
- 10059010 – – Loại dùng để rang nổ (popcorn) (SEN)
- 10059090 – – Loại khác
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục xuất khẩu ngô hạt không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục xuất khẩu ngô hạt uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục xuất khẩu ngô hạt của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
5. Công ty luật ACC tư vấn thủ tục xuất khẩu ngô hạt
Trên đây là những chia sẻ của ACC về thủ tục xuất khẩu ngô hạt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Công ty luật ACC xin cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận