Việc xuất khẩu máy móc, máy móc đã qua sử dụng những năm gần đây tạo nên cơn sốt rất lớn trên thị trường vì những lợi ích mà việc xuất khẩu này đem lại. như tiết kiệm tối đa chi phí cho các doanh nghiệp. Vì vậy, bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ giải đáp cho bạn một số thắc mắc liên quan đến thủ tục xuất khẩu máy móc đã qua sử dụng. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
1. Máy móc đã qua sử dụng là gì?
Máy móc đã qua sử dụng là những sản phẩm đã được sử dụng trước đó và được sửa chữa để sử dụng lại.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có định nghĩa về máy móc đã qua sử dụng cụ thể như sau:
- Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động.
2. Một số lưu ý khi xuất khẩu máy móc đã qua sử dụng
với máy móc, thiết bị cũ, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS thuộc chương 84 và 85.
- Chương 84: Mã HS code của mặt hàng nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí.
- Chương 85: Mã HS code của máy điện, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo âm thanh và hình ảnh, truyền hình.
Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng, doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ với các loại thuế sau:
+ Thuế VAT ở mức 10%.
+ Thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ có các mức riêng dành cho từng loại máy móc cụ thể.
3. Hồ sơ xuất khẩu máy móc đã qua sử dụng
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 và Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC. thì hồ sơ xuất khẩu máy móc đã qua sử dụng được quy định như sau:
3.1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật
3.2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
3.3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- bản chính Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký
- Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký
- Chứng từ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác
3.4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế người khai hải quan nộp, xuất trình thêm các chứng từ sau:
- Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
- Hợp đồng bán hàng hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa
- Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa
4. Những câu hỏi thường gặp.
4.1. Xuất khẩu thiết bị viễn thông cần giấy tờ gì?
Hồ sơ hải quan xuất khẩu thông thường bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp
- Hóa đơn thương mại – Bản chính
- Giấy giới thiệu – Bản chính
- Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính
- Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp
- Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
4.2. Thủ tục xuất nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng?
Sau khi doanh nghiệp trình đủ thủ tục và các giấy tờ liên quan, cơ quản hải quan sẽ tiến hành xem xét và đưa ra quyết định doanh nghiệp có đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan hay không.
Nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị đủ bộ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ cần nộp các loại giấy tờ sau để được đưa hàng vè bảo quản:
- 1 bản chính giấy đăng ký giám định có xác nhận đăng ký của tổ chức giám định.
- 1 bản chính văn bản đề nghị được phép đưa hàng về kho bảo quản. Căn cứ vào số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Doanh nghiệp phải trình lên hải quan đủ các tài liệu và giấy tờ liên quan trong thời hạn 30 ngày.
4.3. Các vấn đề cần lưu ý khi làm thủ tục xuất nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng?
Máy móc đã qua sử dụng khi nhập về Việt Nam phải tuân theo những quy định tương đối khắt khe. Doanh nghiệp cần nắm rõ những vấn đề sau:
- Chứng thư giám định phải phù hợp quy định TCVN hoặc QCVN hoặc đáp ứng các tiêu chí như tiết kiệm năng lượng, an toàn theo tiêu chuẩn của các nước G7.
- Tùy vào từng loại máy và thiết bị cụ thể, thông thường, tuổi thọ của máy móc không được vượt quá 5 đến 10 năm.
- Các doanh nghiệp không được phép nhập khẩu thương mại. Bắt buộc phải là các đơn vị, xí nghiệp có xưởng mới được trực tiếp nhập khẩu.
- Doanh nghiệp bắt buộc phải xuất trình đủ:
Sơ đồ lắp láp nếu thiết bị tách rời.
Hình ảnh chi tiết về thông tin nhà sản xuất, tem máy.
Chứng nhận giám định đồng bộ.
Thuyết minh sơ đồ hoạt động của máy cùng các bộ phận khác.
4.4. Các loại thuế trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng?
Với bất cứ mặt hàng nhập khẩu nào, việc đóng thuế là điều bắt buộc. Đặc biệt, với mặt hàng máy móc đã qua sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp những loại thuế sau:
Thuế giá trị gia tăng (VAT) áp lên mặt hàng này là 10%.
Thuế suất thuế ưu đãi nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng sẽ có các mức tương ứng với từng loại cụ thể.
Về chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu, tuỳ tính chất hàng hoá, doanh nghiệp sẽ tự chủ động sử dụng các phương thức khác nhau để đảm bảo an toàn và tiến độ của lô hàng.
5. Công ty luật ACC tư vấn Thủ tục xuất khẩu máy móc đã qua sử dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tuy nhiên, công ty Luật ACC luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng vì chúng tôi có đội ngũ nhân viên tư vấn pháp lý nhiều kinh nghiệm và chúng tôi có nhiều năm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất khẩu - nhập khẩu. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận