Thủ tục xuất khẩu hạt điều [Cập nhật Mới nhất 2024]

Nguồn gốc của hạt điều từ khu vực đông bắc Brazil. Ở Việt Nam, Cây điều thương mại ngày nay được trồng chủ yếu ở những nơi có nhiều mưa và thời tiết ẩm ướt suốt năm như ở miền Đông Nam Bộ – Việt Nam. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu hạt điều nhưng chưa biết chính xác Thủ tục xuất khẩu hạt điều mới nhất ( Cập nhật 2023). Vậy cùng ACC tìm hiểu qua bài dưới đây.

Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu Hạt Điều Trọn Gói, Giá RẻDịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu hạt điều

1. Thủ tục xuất khẩu hạt điều là gì?

Căn cứ nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý ngoại thương,hạt điều không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu nhập khẩu. Vậy thủ tục xuất khẩu hạt điều không trái với pháp luật

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 28 VBHN 03/VBHN-VPQH 2017 Luật thương mại thì thủ tục xuất khẩu hạt điều là thủ tục đưa sản phẩm hạt điều ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để hàng hóa được lưu thông ở nước ngoài hoặc đưa hạt điều vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hạt điều?

  • Lưu ý đầu tiên khi  thực hiện thủ tục xuất khẩu hạt điều là xem hạt điều có thuộc diện kiểm dịch thực vật hay không?

Về vấn đề xem hạt điều có thuộc diện kiểm dịch thực vật hay không Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, phải đăng ký kiểm dịch mỗi lô hàng hạt điều khi làm thủ tục xuất khẩu. Căn cứ Điều 9, Điều 10 VBHN 02/VBHN-BNNPTNT Điều 9, Điều 10 hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch hạt điều như sau:

Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

“1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).

  1. Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).”

Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

“1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

  1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

  1. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

  1. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  2. a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

  1. b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.”
  • Lưu ý thứ hai khi  thực hiện thủ tục xuất khẩu hạt điều là xem hạt điều có mã HS là gì, và chịu những loại thuế xuất khẩu gì?

Căn cứ Thông tư 65/1027/TT-BTC, mã HS của hạt điều quy định như sau:

08.01 Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.     08.01
0801.31.00 - - Chưa bóc vỏ kg   0801.31.00
0801.32.00 - - Đã bóc vỏ kg   0801.32.00

 

Về thuế thì theo pháp luật hiện hành, hạt điều là mặt hàng không có thuế xuất khẩu, và không có thuế VAT hàng xuất khẩu

3. Trình tự thủ tục xuất khẩu hạt điều.

  • Bước 1: Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hạt điều như sau:

Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan

“1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

  1. a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

  1. b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
  2. c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
  3. d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;

d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

  1. e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
  2. g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.”

  • Bước 2: Sau đó thương nhân sẽ thực hiện thủ tục hải quan được quy định chi tiết tại Điều 18 cùng thông tư

Khi tìm đến dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục xuất khẩu hạt điều, bạn sẽ nhận được những lợi ích không thể ngờ vì chúng tôi có:

  • Những Luật sư uy tín hàng đầu
  • Các phương án tư vấn đều phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và đều theo pháp luật mới nhất.
  • Giaỉ quyết vụ việc một cách sát sao, tỉ mỉ từng chi tiết, sẵn sàng đảm nhận những vụ việc nhạy cảm, phức tạp.
  • Đặt quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu
  • Khách sẽ không mất nhiều thời gian lên Tòa án nhiều lần 
  • Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín
  • Chúng tôi chuyên tư vấn và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xuất khẩu hạt điều và các vấn đề pháp luật khác mà khách hàng yêu cầu.

Câu hỏi thường gặp

Mã HS code khi xuất khẩu hạt điều?

Đối với hạt điều chưa bóc vỏ: HS code 08013100

Đối với hạt điều đã bóc vỏ: HS code 08013200

Thủ tục xuất khẩu hạt điều là gì?

thủ tục đưa sản phẩm hạt điều ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để hàng hóa được lưu thông ở nước ngoài hoặc đưa hạt điều vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế khi xuất khẩu hạt điều cần đóng?

  • Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với các mặt hàng xuất khẩu là 0%.
  • Thuế xuất khẩu: Hạt điều không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu hạt điều, các đơn vị xuất khẩu không cần nộp thuế.

Cần những chứng từ nào khai báo hải quan khi xuất khẩu hạt điều?

  • Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Sales Contract (Hợp đồng thương mại);
  • Bill of Lading (Vận đơn);
  • Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục xuất khẩu hạt điều. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1199 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo