Nhật Bản là một đất nước có tiềm năng kinh tế lớn. Đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản mới nhất năm 2023
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
1. Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng
Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.
- Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời kỳ, quy định cửa khẩu xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa.
2. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
- Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
- Thứ hai, thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
- Thứ ba, hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định, phải làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Thủ tục thông quan trong hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
- Cả hai Bên phải áp dụng các thủ tục hải quan của mình một cách có thể dự đoán, nhất quán và minh bạch.
- Để đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa thương mại giữa hai Bên, mỗi Bên phải:
- Nỗ lực để tận dụng công nghệ thông tin và viễn thông
- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan
- Hài hoà các thủ tục hải quan, trong khả năng có thể, với các tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm thực tế như những tiêu chuẩn được đưa ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác hải quan
- Đẩy mạnh hợp tác, khi thích hợp, giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan thẩm quyền quốc gia khác của mỗi Bên; cộng đồng kinh doanh của mỗi Bên; và các cơ quan hải quan khác từ bên ngoài.
- Mỗi Bên phải cung cấp cho các Bên chịu ảnh hưởng được tiếp cận dễ dàng vào những quá trình hành chính và rà soát pháp lý đối với những biện pháp hành chính liên quan đến các vấn đề hải quan.
4. Những câu hỏi thường gặp liên qua đến xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
4.1 Xuất khẩu hàng hóa nông sản sang Nhật Bản cần làm công bố sản phầm không?
Theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP.Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm là thủ tục thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm trước khi được xuất khẩu sang Nhật Bản
4.2 Cơ quan nào có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ thủ tục xuất khẩu hàng hóa là nông sản sang Nhật Bản?
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn
4.3 Đối tượng nào phải thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản?
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó cần lưu ý hàng hóa xuất khẩu có hay không không thuộc vào danh mục phải đóng thuế xuất khẩu.
Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản. Trong những năm qua, thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản của Công ty Luật ACC đã hỗ trợ nhiều cá nhân được xuất khẩu nhanh chóng, không gây mất nhiều thời gian của khách hàng. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản mới nhất năm 2023 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận