Thủ tục xuất khẩu cây cảnh mới nhất (Cập nhật 2024)

Cây cảnh là loài thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Hiện nay, cây cảnh rất được ưa chuộng cả trong và ngoài nước vì nó cũng góp phần cải thiện sức khỏe con người. Bởi vậy, việc xuất khẩu cây cảnh cũng ngày một phát triển. Tuy nhiên để xuất khẩu cây cảnh cần thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu cây cảnh mới nhất (Cập nhật 2023)

thu-tuc-xuat-khau-cay-canh

Thủ tục xuất khẩu cây cảnh 

1. Nguyên tắc xuất khẩu cây cảnh

  • Chỉ được xuất khẩu cây cảnh do tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tự gây trồng và cây có nguồn gốc nhập khẩu kinh doanh.
  • Cây cảnh khi xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành.

2. Quy định về xuất khẩu cây cảnh

     2.1. Xuất khẩu cây cảnh có nguồn gốc gây trồng trong nước

         Chủ hàng khi làm thủ tục xuất khẩu cây cảnh phải xuất trình hồ sơ cây cảnh theo quy định tại Điều 5 Chương II của Quy chế này; xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định hiện hành.

         Ngoài ra, chủ hàng phải xuất trình thêm bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bản chính Giấy phép CITES đối với loài cây thuộc danh mục các Phụ lục I, II của CITES.

         2.2. Xuất khẩu cây cảnh có nguồn gốc nhập khẩu

        Ngoài hồ sơ hải quan, chủ hàng phải xuất trình hồ sơ cây cảnh theo quy định tại Điều 8 Chương 2 của Quy chế này và Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản chính nếu xuất khẩu một lần, hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

3. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu cây cảnh

 Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

       Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Giấy chứng nhận kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp

4. Trình tự thủ tục hải quan xuất khẩu cây cảnh

    Thứ nhất, Nộp tờ khai hải quan

   Thứ hai, Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan theo các điều kiện luật định.

       Trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

     Thứ ba, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân luồng tờ khai

     Thứ tư, thông quan mặt hàng cây cảnh: Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng và quyết định thông quan hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Vậy là thủ tục xuất khẩu cây cảnh hoàn thành.

5. Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng ?

Hồ sơ hải quan:

a)    Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b)    Hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài: 01 bản chụp.

2.    Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

3.    Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.

4.    Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP - Thủ tục hải quan đổi'với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Kiểm tra, giám sát hải quan như thế nào?

a)    Chi cục Hải quan cửa khẩu giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng. Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khi thực xuất ra nước ngoài;

b)    Người khai hải quan chịu trách nhiệm quản lý tàu biển, tàu bay tại khu vực sửa chữa, bảo dưỡng.

Công ty con có được trực tiếp đứng ra nhập khẩu máy móc, thiết bị từ công ty mẹ để thực hiện quan trắc, khảo sát dự án theo loại hình tạm nhập tái xuất được hay không?

Căn cứ Điều 30 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện như sau:

"Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.”

Thời hạn và thủ tục tạm nhập tái xuất được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định như sau về thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm như sau:

(1) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:

+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

+ Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

(2) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm xuất - tái nhập:

+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

+ Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

      Như vậy, trên đây Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp thông tin về thủ tục xuất khẩu cây cảnh mới nhất (Cập nhật 2022). Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xuất khẩu cây cảnh hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo