Thủ tục xuất khẩu cao lanh (Kaolin) mới nhất 2024

Cao lanh là một loại khoáng sản tập trung chủ yếu tại các tỉnh như Yên Bái, Nghệ An, Bình Định, Tây Nguyên và một số tỉnh khác. Trong đó, nhu cầu và số lượng cao lanh xuất khẩu rất lớn. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi thủ tục xuất khẩu cao lanh được tiến hành như thế nào? Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Thủ tục xuất khẩu cao lanh – Hiểu thế nào cho đúng?

Thủ tục xuất khẩu cao lanh không được định nghĩa cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào mà được quy định ở các điều khoản chi tiết và riêng biệt. Vì lẽ đó, chúng ta cần làm rõ từng yếu tố tạo nên thuật ngữ này đó là thủ tục xuất khẩu và cao lanh.

Thủ tục xuất khẩu được hiểu là trình tự các bước mà pháp luật quy định một chủ thể thực hiện hoạt động đưa sản phẩm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện. Trong nhiều trường hợp sự hợp pháp hóa của đủ điều kiện xuất khẩu thể hiện bằng loại giấy phép gọi là giấy phép xuất khẩu.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2012/TT-BCT quy định:

Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.

Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Như vậy, có thể rút ra kết luận, thủ tục xuất khẩu cao lanh chính là trình tự các bước mà pháp luật quy định donh nghiệp thực hiện hoạt động đưa cao lanh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện. Trong nhiều trường hợp sự hợp pháp hóa của đủ điều kiện xuất khẩu thể hiện bằng loại giấy phép gọi là giấy phép xuất khẩu.

2. Điều kiện thực hiện thủ tục xuất khẩu cao lanh

Cao lanh được xác định là một trong các loại khoáng sản. Do đó khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cao lanh cần phải tuân thủ các điều kiện xuất khẩu của khoáng sản nói chung tại Điều 4 Thông tư 41/2012/TT-BCT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 12/2016/TT-BCT.

Khoáng sản được phép xuất khẩu phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Có tên trong danh mục và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;
  • Có nguồn gốc hợp pháp thuộc các trường hợp sau đây:

+ Khoáng sản được khai thác, chế biến từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan cửa khẩu nhập khẩu thể hiện tại tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu.

+ Khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.

  • Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá.
  • Sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến từ các nguồn khoáng sản hợp pháp nêu trên phải phù hợp với công nghệ chế biến của cơ sở chế biến.

Mặt khác, căn cứ theo Phụ lục 1 Thông tư 05/2018/TT-BXD sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 05/2019/TT-BXD xác định mặt hàng cao lanh cần đáp ứng tiêu chuẩn khi làm thủ tục xuất khẩu cao lanh như sau:

+ Cao lanh làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác: AI2O3 ≥ 28 %, Fe2O3 ≤ 1 %;

Kích thước cỡ hạt ≤ 0,2mm.

+ Cao lanh pyrophyllite làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác: AI2O3 ≥ 15 % ; Fe2O3 ≤ 1 %;

Kích thước ≤ 100 mm.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp xuất khẩu cao lanh hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu cao lanh.

3. Thủ tục xuất khẩu cao lanh – Có bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu cao lanh?

Rất nhiều người thắc mắc không biết khi xuất khẩu cao lanh có cần phải xin giấy phép xuất khẩu cao lanh hay không? Câu trả lời là không.

Căn cứ theo mục I Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP về danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định đối với loại hàng hóa xuất khẩu là khoáng sản trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thì đều phải xin giấy phép xuất khẩu.

Như vậy, có thể suy ra cao lanh là khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng nên sẽ không thuộc nhóm danh mục hàng hóa xuất khẩu cần có giấy phép xuất khẩu cao lanh.

Vì thế, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu cao lanh như các hàng hóa thông thường khác.

4. Thủ tục xuất khẩu cao lanh mới nhất 

Thủ tục xuất khẩu cao lanh được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5Thông tư 41/2012/TT-BCT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 12/2016/TT-BCT như sau:

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ xác định chất lượng. Việc phân tích mẫu thực hiện tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS.

Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:

+ Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm nêu tại Điểm 1 trên đây (bản chính).

+ Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (Bản sao có chứng thực theo quy định) nộp cho cơ quan Hải quan, gồm có:

Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này.

- Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu;

- Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này đối với trường hợp mua khoáng sản phát mại.
- Chứng từ mua khoáng sản để chế biến (Hợp đồng mua khoáng sản, Hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán; Bản mô tả quy trình chế biến, tỷ lệ sản phẩm thu hồi sau chế biến đối với trường hợp mua khoáng sản để chế biến.

- Chứng từ mua khoáng sản (Hợp đồng mua khoáng sản, hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán đối với trường hợp kinh doanh thương mại.

Văn bản chấp thuận xuất khẩu (nếu có) quy định tại Điều 6 và Khoản 3 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này (xuất trình bản chính và nộp bản sao).

Báo cáo xuất khẩu khoáng sản (bản sao) của doanh nghiệp kỳ trước đã gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 (sửa đổi) theo Thông tư này, trừ doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

Các chứng từ khác về xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý: Khi làm Thủ tục xuất khẩu cao lanh, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Thông tư này thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại. 

Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.

Trên đây là Thủ tục xuất khẩu cao lanh mà bạn có thể tham khảo và thực hiện để quá trình xuất khẩu được đúng và nhanh chóng.

5. Dịch vụ tư vấn thủ tục xuất khẩu cao lanh tại công ty Luật ACC

Chúng tôi tư vấn Thủ tục xuất khẩu cao lanh mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn nhập khẩu, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến Thủ tục xuất khẩu cao lanh.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về Thủ tục xuất khẩu cao lanh của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn Thủ tục xuất khẩu cao lanh nói riêng và tư vấn xin giấy phép nhập khẩu nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về Thủ tục xuất khẩu cao lanh, bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Sau khi tư vấn các trình tự, Thủ tục xuất khẩu cao lanh, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ xin và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận kết quả và gửi đến bạn.

6. Câu hỏi thường gặp

Chính sách mặt hàng – Thủ tục xuất khẩu cao lanh?

– Thông tư số 05/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung TT 05/2018/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

– Căn cứ quy định tại Điều 1 và điều 2 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản thì:

“2. Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.

Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”

Về hồ sơ hải quan – Thủ tục xuất khẩu cao lanh?

Đối với hồ sơ xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đề nghị bạn thực hiện theo quy định tại khoản 5 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điều 16 của thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (khi thực hiện thủ tục hải quan truyền thống.

Bộ hồ sơ chuẩn bị và đính kèm lên hệ thống V5 gồm:

– Sales Contract

– Commercial Invoice

– Packing List

– Giấy phép khai thác và giấy phép mua bán, gia công

– Giấy kết quả phân tích VILAS

– Giấy tờ đầu vào khác

Hs Code cho mặt hàng Cao lanh (Kaolin)?

Mặt hàng Cao lanh được áp dụng thuế suất xuất khẩu như sau:

25070000: Cao lanh và đất sét cao lanh khác, đã hoặc chưa nung.

Với hs code này, thuế xuất khẩu là 10%, không áp dụng thuế VAT cho hàng xuất khẩu.

Thủ tục xin chứng thư phân tích phân loại - kiểm tra chất lượng?

Chứng từ phân tích phân loại mặt hàng cao lanh là một trong những trở ngại trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Theo quy định của nước Việt Nam, để có thể xuất khẩu mặt hàng này, thì hàm lượng quy định của Al2O3 phải lớn hơn hoặc bằng 28%, FE2O3 phải bé hơn hoặc bằng 1% và kích cỡ của hạt phải bé hơn hoặc bằng 0.2mm. Vậy thủ tục lấy mẫu phân tích để đạt yêu cầu trên như thế nào?

+ Đối với hàng FCL hoặc hàng LCL, hàng hóa sẽ vận chuyển vào cảng, hạ trực tiếp vào bãi kiểm hóa hoặc vào cửa kho phục vụ kiểm hóa (Mặt hàng này kiểm hóa 100%)

+ Hải quan tiến hành kiểm hóa hàng hóa, lấy mẫu và niêm phong. Doanh nghiệp liên hệ các trung tâm kiểm định để bàn giao mẫu. Thời gian kiểm nghiệm từ 5 - 7 ngày sẽ phát hành chứng thư xác nhận thành phần trong mẫu thỏa điều kiện xuất khẩu.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Thủ tục xuất khẩu cao lanh. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn Thủ tục xuất khẩu cao lanh hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]. Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo