Thủ tục xuất khẩu bột mì là thủ tục bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật. Bột mì là loại bột được xay từ lúa mì và có rất nhiều công dụng. Bột mì rất được ưa chuộng với các đặc tính của nó. Vì thế, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này rất đáng để quan tâm. Vậy thủ tục xuất khẩu bột mì như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC cung cấp một số thông tin về Thủ tục xuất khẩu bột mì, bột ngô mới nhất.
Thủ tục xuất khẩu bột mì, bột ngô
1. Điều kiện xuất khẩu bột mì, bột ngô
Căn cứ theo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: Bột mì, bột ngô không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất xuất khẩu nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường, không phải xin giấy phép khi xuất khẩu.
Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu Công ty nên liên hệ với đối tác nơi nhập khẩu để kiểm tra xem nước nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch hoặc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này hay không để bổ sung hồ sơ cho phù hợp, tránh bị trả lại hàng hoá sau khi đã xuất khẩu.
Sẽ xảy ra 2 trường hợp khi bạn xuất khẩu bột mì như sau:
1.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch
Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.
Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội
1.2. Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp. học kế toán thuế miễn phí
2. Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu bột mì
Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu bột mì thông thường bao gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
- Kết quả kiểm tra chất lượng
3. Trình tự xuất khẩu bột mì
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Bước 2: Nộp tờ khai hải quan
Bước 3: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan theo các điều kiện luật định.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân luồng tờ khai
Bước 5: Thông quan mặt hàng nhôm thỏi tái chế
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng và quyết định thông quan hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện luật định.
Như vậy, trên đây Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp thông tin về thủ tục xuất khẩu bột mì. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xuất khẩu bột mì hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận