Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc cạnh tranh, người kinh doanh không ngừng cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ để giành, giữ và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Pháp luật của các quốc gia đều ghi nhận và coi quyền cạnh tranh lành mạnh như là một quyền đương nhiên của doanh nghiệp và được Nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, đối nghịch với hành vi kinh doanh lành mạnh, trung thực, ngày càng xuất hiện nhiều loại hình làm ăn chụp giật, sử dụng các thủ đoạn không minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp vì mong muốn có lợi nhuận tức thời mà không muốn đầu tư nhiều tiền bạc và công sức. Sau đâu, ACC sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xử lý quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh” theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật cạnh tranh năm 2004
- Luật quảng cáo năm 2012
- Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật canh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
2. Khái niệm quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Như vậy, trong hoạt động quảng cáo mà các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh nhằm xâm phạm đối thủ cạnh tranh hay người tiêu dùng vì mục đích cạnh tranh thì bị coi là đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Đặc điểm của quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên nó cũng có các đặc điểm riêng sau:
- Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo đó là tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia thị trường tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên, chuyên nghiệp.
- Thứ hai,cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.
- Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể khác, đặc biệt là ảnh hưởng tới người tiêu dùng – đối tượng “yếu thế” hơn trong việc tiếp cận thông tin sản phẩm.
4. Pháp luật cám doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau:
Tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thì pháp luật cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
- Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, người gia công, nơi gia công;
- Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
- Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
- Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
5. Hậu quả của quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kỳ hành vi cạnh tranh nào trái với tập quán trung thực trong kinh doanh gây nhầm lẫn, lừa dối hoặc gây thiệt hại đến uy tín của người khác được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây nên những hậu quả sau:
Gây nhầm lẫn về:
- Chủ thể kinh doanh;
- Hoạt động kinh doanh;
- Nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Quy cách sản xuất;
- Tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ;
- Điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng nhãn hiệu của người khác:
- Sử dụng một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác;
- Chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
6.Thủ tục giải quyết cạnh tranh không lành mạnh
Điều tra sơ bộ
Trong trường hợp có yêu cầu và bằng chứng về cạnh tranh không lành mạnh kiện của các bên liên quan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có quyền quyết định về việc có nên tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ để tìm ra các vi phạm;
Điều tra chính thức
Khi điều tra sơ bộ cho thấy các chứng cứ chứng minh rằng có dấu hiệu của cạnh tranh không lành mạnh tồn tại, Giám đốc Cục Quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định điều tra chính thức. Mục đích của cuộc điều tra này là để xác định vụ việc cạnh tranh là không công bằng, thiết thực.
Trong các giai đoạn điều tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo sáng kiến riêng của mình, hoặc dựa vào những khuyến nghị của các điều tra viên, hoặc theo yêu cầu của người khiếu nại. Trong quá trình điều tra chính thức, bên vi phạm vẫn có thể (trong thời hạn quy định) để đưa ra các ý kiến về vụ việc và nộp các bằng chứng để chứng minh.
Quyết định giải quyết
Sau khi xem xét các tài liệu điều tra và bằng chứng liên quan, Vụ trưởng Vụ Quản lý cạnh tranh phải đưa ra quyết định về việc giải quyết cạnh tranh không lành mạnh.
Các biện pháp chế tài sau:
- Chế tài hành chính
Theo Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt theo, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:
- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
- Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
- Chế tài hình sự
Nếu hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra. Căn cứ pháp lý tại Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” – Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể, hành vi trên có thể cấu thành tội lừa dối khách hàng. (Điều 198).
- Chế tài dân sự
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ pháp lý tại Chương XX – Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có thể nộp đơn khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Công thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, hoặc giữ nguyên quyết định ban hành.
Và ngay cả trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương, các bên có thể đưa vụ việc ra tòa án tỉnh để giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận