Khuyến mại là một trong những hoạt động thương mại được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp cũng lợi dụng hình thức xúc tiến thương mại này để nhằm cạnh tranh, loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh một cách không lành mạnh. Để giảm thiểu các hành vi này tiếp tục diễn ra. Pháp luật đã quy định các chế tài xử phạt đối với các hành vi này. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xử lý khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật cạnh tranh 2004
- Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
2. Khái niệm khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh
Tại khoản 1, Điều 88, Luật thương mại 2005 định nghĩa: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh quy định: “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
3. Đặc điểm của khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh
- Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.
- Thứ hai, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác. Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng , xâm hại đến trật tự quản lí cạnh tranh của nhà nước mà không làm cản trở, sai lệch hay giảm tình trạng cạnh tranh của thị trường như hành vi hạn chế cạnh tranh.
4. Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Theo Điều 46 Luật cạnh tranh 2004 quy định các trường hợp khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động khuyến mại nhằm thu hút khách hàng, thông qua việc giành cho khách hàng những giải thưởng, từ đó nhằm thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế khách hàng không có cơ hội nhận được những phần thưởng dùng để khuyến mại hoặc những phần thưởng đó không đúng như chương trình khuyến mại đã đề ra.
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
Khuyến mại không trung thực là việc đưa thông tin khuyến mại không đúng về hàng hóa, dịch vụ khiến khách hàng nhầm lẫn, tin theo thông tin khuyến mại sai lệch mà mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ đó. Đồng thời, việc khuyến mại sai lệch này cũng làm tác động xấu đến đối thủ cạnh tranh, làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, thông tin khuyến mại sai lệch còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của khách hàng nếu như họ không nắm bắt được thực chất của thông tin đưa ra khuyến mại.
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
Không đảm bảo sự bình đẳng và cơ hội hưởng lợi ích kinh tế dành cho mọi người tham gia trong cùng một chương trình khuyến mại. tuy nhiên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp để nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại một địa phương nhất định, pháp luật sẽ không can thiệp nếu như doanh nghiệp thực hiện ưu đãi lớn hơn đối với khách hàng tại địa phương riêng biệt này..
- Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử sẽ tạo cơ hội cho khách hàng biết về sản phẩm, cảm nhận được giá trị của sản phẩm, từ đó có thể sẽ tích cực tham gia sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hành vi này của doanh nghiệp xét ở góc độ sâu xa, đó là hành vi nhằm làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều hơn. Kết quả là làm giảm thị phần của đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại.
5. Thủ tục giải quyết khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh
Điều tra sơ bộ
Trong trường hợp có yêu cầu và bằng chứng về cạnh tranh không lành mạnh kiện của các bên liên quan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có quyền quyết định về việc có nên tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ để tìm ra các vi phạm;
Điều tra chính thức
Khi điều tra sơ bộ cho thấy các chứng cứ chứng minh rằng có dấu hiệu của cạnh tranh không lành mạnh tồn tại, Giám đốc Cục Quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định điều tra chính thức. Mục đích của cuộc điều tra này là để xác định vụ việc cạnh tranh là không công bằng, thiết thực.
Trong các giai đoạn điều tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo sáng kiến riêng của mình, hoặc dựa vào những khuyến nghị của các điều tra viên, hoặc theo yêu cầu của người khiếu nại. Trong quá trình điều tra chính thức, bên vi phạm vẫn có thể (trong thời hạn quy định) để đưa ra các ý kiến về vụ việc và nộp các bằng chứng để chứng minh.
Quyết định giải quyết
Sau khi xem xét các tài liệu điều tra và bằng chứng liên quan, Vụ trưởng Vụ Quản lý cạnh tranh phải đưa ra quyết định về việc giải quyết cạnh tranh không lành mạnh.
Các biện pháp chế tài sau:
- Chế tài hành chính
- Theo Điều 34 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt theo, cụ thể như sau:
-
-
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
- Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc cải chính công khai.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
-
- Chế tài hình sự
Nếu hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra. Căn cứ pháp lý tại Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” – Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể, hành vi trên có thể cấu thành tội lừa dối khách hàng. (Điều 198).
- Chế tài dân sự
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ pháp lý tại Chương XX – Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có thể nộp đơn khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Công thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, hoặc giữ nguyên quyết định ban hành.
Và ngay cả trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương, các bên có thể đưa vụ việc ra tòa án tỉnh để giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận