Thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2023

Pháp luật luôn khuyến khích các thương nhân thực hiện các biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh, song, việc lợi dụng điều này gây cạnh tranh không lành mạnh là không được phép và pháp luật cũng có những chế tài xử lý liên quan.

Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.”

Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Như vậy, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là vi phạm điều cấm của luật.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

  • Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức:
    • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
    • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
  • Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
  • Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
  • Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức:
    • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
    • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm  khác.

2. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
  • Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
  • Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

3. Thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Bước 1: Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh - Khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh.

Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các tài liệu nói trên, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.

(Cục Quản lý cạnh tranh trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong trường hợp:

  • Hết thời hiệu khiếu nại;
  • Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh;
  • Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục Quản lý cạnh tranh đúng thời hạn nói trên)

Nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp bên khiếu nại được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh

Thụ lý hồ sơ

 

Bước 2: Điều tra vụ việc cạnh tranh

Điều tra sơ bộ

Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh

Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.

(Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm)

Điều tra chính thức

Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm.

Thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày;

Bước 3: Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trong thời hạn không quá 90 ngày, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:

  • Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
  • Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
  • Buộc cải chính công khai;
  • Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
  • Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
  • Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
  • Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
  • Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
  • Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo