Trường hợp nào thì bị xóa tên đảng viên? Quy định về thủ tục xóa tên đảng viên là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Xóa tên Đảng viên có phải là một hình thức xử lý kỷ luật?
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên được quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên bao gồm:
Đối với tổ chức Đảng, các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với đảng viên chính thức thì có các hình thức xử lý kỷ luật như sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Còn đối với đảng viên dự bị thì có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ vi phạm của từng Đảng viên. Cụ thể, căn cứ theo Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Tuy nhiên, đối Đảng viên dự bị chỉ có các hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo mà không bao gồm cách chức, khai trừ như Đảng viên chính thức.
Do đó, căn cứ vào vào Điều lệ của Đảng cũng như các văn bản hướng dẫn thì việc xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách Đảng không phải là một hình thức xử lý kỷ luật mà đó là một hình thức xử lý áp dụng đối với Đảng viên có những hành vi vi phạm mà buộc phải xóa tên ra khỏi danh sách Đảng viên.
2. Các trường hợp Đảng viên bị xóa tên khỏi danh sách Đảng
Các trường hợp xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách Đảng được quy định tại Quy định 29-QĐ/TW. Theo đó, Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách đảng nếu Đảng viên thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp ngoại lệ mà Đảng viên sẽ được miễn công tác và sinh hoạt Đảng.
Cụ thể, các trường hợp sau đây sẽ được miễn công tác và sinh hoạt Đảng, đó là: Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể tham gia sinh hoạt Đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng. Điều này cũng có nghĩa là nếu các đối tượng này mà không tham gia sinh hoạt Đảng thì cũng không bị xóa tên ra khỏi danh sách Đảng.
Thứ hai: Đảng viên tự ý trả thẻ đang viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;
Thứ ba: Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;
Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, cá nhân đó phải có tư cách đạo đức tốt và tích cực tham gia các hoạt động xã hội đoàn thể, do đó, nếu trong hai năm liền mà Đảng viên có những hành vi vi phạm tư cách Đảng viên thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách Đảng.
Thứ tư: Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ chính trị.
3.Trình tự, thủ tục xóa tên Đảng viên
Theo đó, việc xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách Đảng phải tuân thủ các trình tự, thủ tục như sau:
– Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ.
Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.
– Đối với chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo đảng ủy cấp trên.
Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Đối với chi bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết xóa tên đảng viên được thực hiện bằng thẻ đảng viên hoặc bằng phiếu kín.
4.Giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên
Khiếu nại là việc Đảng viên yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét lại quyết định xóa tên mình ra khỏi danh sách Đảng viên. Việc giải quyết khiếu nại về xóa tên Đảng viên được quy định tại Quy định 29-/QĐ-TW.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, Đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng về quyết định xóa tên ra khỏi danh sách Đảng của cấp có thẩm quyền.
Về thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Trong thời hạn không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại, cấp có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại của Đảng viên về quyết định xóa tên Đảng viên.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, việc khiếu nại của Đảng viên đối với quyết định xóa tên của Đảng viên khỏi danh sách Đảng viên đều được giải quyết. Theo đó, trong các trường hợp sau đây, việc khiếu nại sẽ không được giải quyết, bao gồm: (i) Việc khiếu nại quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; (ii) Đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.
5.Kết nạp lại Đảng viên đã bị xóa tên
Kết nạp lại Đảng viên đã bị xóa tên được quy định chi tiết tại Quy định 29-QĐ/TW. Theo đó, Đảng viên bị xóa tên được kết nạp lại Đảng viên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Tuổi đời từ 18 đến 60 tuổi, có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, có lý lịch rõ ràng, trong sáng, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp…
Thứ hai: Sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng, người bị xóa tên phải làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6.Đối tượng không được xem xét kết nạp lại
Theo quy định tại Quy định 29 – QĐ/TW, việc xem xét, kết nạp lại những người đã ra khỏi Đảng sẽ không áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
– Đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt đảng;
– Đảng viên đã làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);
– Đảng viên có những hành vi, lời nói gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
– Đảng viên bị kết án vì tội tham nhũng;
– Đảng viên bị kết án với các tội nghiêm trọng trở lên.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thủ tục xóa tên đảng viên mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận