Xóa đăng ký thế chấp là thủ tục rất được quan tâm hiện nay. ACC xin được giới thiệu Thủ tục xóa đăng ký thế chấp. ( VIẾT THÊM MỞ BÀI)

1. Đăng ký thế chấp là gì?
- Theo quy định của pháp luật về dân sự của Việt Nam quy định, thế chấp là một biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản có thực hoặc tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai.
- Nhiều người hay nhầm lẫn giữa thế chấp tài sản và cầm cố tài sản. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trên chính là tài sản của thế chấp vẫn nằm trong tay bên thế chấp và bên thế chấp vẫn có thể tiếp tục khai thác, sử dụng chúng, còn cầm cố tài sản thì tài sản sẽ do bên nhận cầm cố giữ. Hơn nữa, để thực hiện đăng ký thế chấp, các bên cần xác lập hợp đồng thế chấp. Trong một số trường hợp pháp luật bắt buộc, hợp đồng thế chấp còn phải được công chứng, chứng thực mới có thể phát sinh hiệu lực pháp lý.
2. Quy định về xóa đăng ký thế chấp
Khi các bên tham gia vào hợp đồng muốn xóa đăng ký thế chấp phải làm như thế nào? Xóa đăng ký thế chấp ở đâu? Trình tự thủ tục xóa đăng ký thế chấp thực hiện thế nào? Có rất nhiều câu hỏi nan giải xung quanh vấn đề này mà không phải ai cũng giải đáp được. Do vậy, ACC xin được giúp khách hàng trả lời qua các thông tin dưới đây.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thế chấp:
- Hợp đồng thế chấp có hiệu lực từ thời điểm các bên xác lập hợp đồng. Đối với trường hợp pháp luật buộc công chứng, chứng thực thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.

- Thời điểm chấm dứt hợp đồng thế chấp được xác định trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, các bên hoàn thành xong các nghĩa vụ được đảm bảo. Thế chấp là biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thì hợp đồng thế chấp đương nhiên cũng hết hiệu lực. Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký thế chấp.
- Thứ hai, các bên thỏa thuận hủy hợp đồng thế chấp. Theo quy định của pháp luật dân sự, đăng ký thế chấp tài sản (một trong các biện pháp bảo đảm) có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc. Như vậy, nếu các bên vẫn có thể thỏa thuận xóa đăng ký thế chấp.
- Thứ ba, hợp đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu. Trong trường hợp hợp đồng thế chấp có mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc do hợp đồng thế chấp là giả tạo thì có thể bị vô hiệu. Để xử lý, một trong các bên thế chấp có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu. Đây cùn là một cách để xóa đăng ký thế chấp.
3. Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (Thủ tục)
Thế chấp là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phổ biến hiện nay. Tài sản thế chấp có thể là hiện vật (tiền, kim khí, đá quý, giấy tờ có giá) hoặc là các quyền sở hữu về nhà ở, quyền sử dụng đất,... Đối với các tài sản thông thường khác, việc xóa đăng ký thế chấp rất dễ dàng. Tuy nhiên, đối với việc xóa đăng ký thế chấp quyền sở hữu về nhà ở, quyền sử dụng đất thì các bên trong hợp đồng thế chấp cần thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. ACC xin được giới thiệu các bước của thủ tục trên dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 83/2010/NĐ – CP, hồ sơ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:
- Đơn đề nghị xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận được cấp qua các thời kỳ;
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký giao dịch bảo đảm của người nhận bảo đảm, trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Hồ sơ sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hay Văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà ở, đất được đăng ký thế chấp.
- Thủ tục giải quyết hồ sơ: Sau khi nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành các thủ tục sau:
- Xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và xóa đăng ký trong sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;
- Chứng nhận việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm vào Đơn yêu cầu xóa đăng ký
- Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định về xóa đăng ký thế chấp - đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp mới nhất - văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp - mẫu văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp - phí xóa đăng ký thế chấp - xóa đăng ký thế chấp - xóa đăng ký thế chấp ở đâu - xóa đăng ký thế chấp là gì - đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp - các trường hợp xóa đăng ký thế chấp - đơn đăng ký xóa thế chấp - mẫu đơn xóa đăng ký thế chấp mới nhất - đơn xin xoá đăng ký thế chấp - trình tự thủ tục xóa đăng ký thế chấp do ACC cung cấp.
4. Câu hỏi thường gặp
Thời gian thực hiện trong bao lâu?
Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 13 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Nơi thể hiện thông tin xóa đăng ký thế chấp?
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Trang bổ sung Giấy chứng nhận sẽ thể hiện thông tin thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hay nói cách khác, thông tin xóa đăng ký thế chấp được ghi rõ tại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận.
Nội dung xóa đăng đăng ký thế chấp?
Điểm c khoản 5 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi như sau:
- Trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì ghi "Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/.../... (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)".”
01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp gồm những gì?
- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính)
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận
- Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!