Trong những năm gần đây, khi mà vấn đề về môi trường dường như đang réo những hồi còi cảnh báo “inh ỏi” vào ý thức bảo vệ tự nhiên của con người một cách mạnh mẽ. Để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường càng ngày càng trở nên tồi tệ, các cơ quan chức năng luôn cố gắng để siết chặt công tác quản lý rác thải, nước thải của các cá nhân, Doanh nghiệp để nhằm hạn chế tình trạng nêu trên. Tuy nhiên đi kèm với thực tế đó, vấn đề này trở thành mối bận tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp là làm thế nào để được phép xả nước thải vào nguồn nước một cách hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình?
1. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
Là quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng nước thải đến môi trường nước (ở đây chính là nguồn tiếp nhận). Để từ đó có thể đề ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi được xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường, hạn chế thấp nhất tác động xấu và gây ô nhiễm môi trường.
2. Chủ thể nào cần tiến hành xin phép xả nước thải vào nguồn nước?
Các đối tượng là các cơ sở có hoạt động sản xuất tại Việt Nam, những hoạt động này liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng là 10m3/ngày đêm.
3. Thời hạn của giấy phép
Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá 10 năm, nếu xin gia hạn thêm thì thời gian gia hạn không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận cũ phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng.
4. Quy trình lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Khảo sát thực địa về công trình, thu thập dữ liệu cần thiết cho việc lập đề án/báo cáo.
- Tiến hành đo đạc, lấy mẫu, xác vị trí các điểm (trước và sau hệ thống xử lý nước thải, nước mặt xả vào sông, vào suối của nguồn thải)
- Phân tích, đánh giá, nghiên cứu tính chất nguồn nước tại cơ sở.
- Mô tả hệ thống công trình xử lý xả nước thải vào nguồn nước.
- Phân tích, đánh giá tác động của hiện trạng xả nước và đề xuất các phương pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nguồn tiếp nhận do xả nước thải.
- Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
- Tổng hợp số liệu, hoàn thành báo cáo, đề án.
- Nộp báo cáo/đề án cho cơ quan nhà nước theo quy định.
5. Hồ sơ cần thiết đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Hồ sơ cần thiết bao gồm
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 09 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014)
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 35 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014)
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Số lượng hồ sơ: hai (02) bộ
6. Quy trình xử lý việc xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở
Bộ phận một cửa vào sổ theo dõi và làm phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên nước.
Bước 2: Phòng Tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
- Trường hợp cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường có thể thành lập Hội đồng thẩm định, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan; cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn quy định;
- Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến việc kiểm tra theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo thẩm định, trình UBND tỉnh.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện;
- Trường hợp phải lập lại đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án/báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 5: Trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp phép.
Bước 6: Sau khi hồ sơ được cấp phép; tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường.
7. Thời hạn giải quyết
Tổng số thời gian giải quyết là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc (Không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án/báo cáo), trong đó:
- Thời hạn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.
- Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án/báo cáo: Không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ; thời gian thẩm định sau khi đề án/báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
- Thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết cho quá trình chuẩn bị thủ tục xin cấp giấy phép nước thải vào nguồn nước, nếu có bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc gì liên quan đến hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:
Thông qua hình thức Trực tuyến
- Hotline 090.992.8884
- ĐT Tổng đài 1800.0006
- ĐT Văn Phòng 028.77700888
- Kết nối Zalo 090.992.8884
- Mail: [email protected]
Địa chỉ trụ sở:
- Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,
520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
- Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Nội dung bài viết:
Bình luận