Tư vấn giám sát thi công công trình điện là hoạt động tư vấn chuyên ngành điện, được điểu chỉnh bởi quy định của pháp luật. Trong đó, tư vấn giám sát thi công công trình điện, bao gồm: Nhiệt điện (trong đó có điện sinh khối, nhà máy điện sử dụng chất thải rắn), thủy điện và các dạng năng lượng tái tạo khác; đường dây và trạm biến áp. Vậy trình tự, thủ tục xin giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện được thực hiện như thế nào?
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Điện lực sửa đổi năm 20120.
- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện Lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
- Thông tư 36/2018/TT-BCT Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
- Thông tư 15/2019/TT-BCT về sửa đổi khoản 1 và khoản 4 điều 12 của thông tư 36/2018.
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 22/03/2020).
2. Điều kiện xin cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện
- Theo Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 22/03/2020) Để xin được giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện cần đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình điện cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
- Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình điện cần đáp ứng các điều kiện sau:
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện:
Để thực hiện xin giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 36/2018/TT-BCT.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Danh sách trích ngang các chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 36/2018/TT-BCT; bản sao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của chuyên gia tư vấn chính có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.
- Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.
- Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép:
- Điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định:
“Điều 13. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
-
- Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
đ) Tư vấn chuyên ngành điện lực”
- Theo đó, Tư vấn giám sát thi công công trình điện thuộc tư vấn chuyên ngành điện nên Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với tư vấn giám sát thi công công trình điện.
5. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình điện gửi cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực 01 bộ hồ sơ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
- Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:
- Thực hiện trên cổng Dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: http://online.moit.gov.vn; sử dụng tài khoản đã đăng ký đểkhai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên cổng Dịch vụ công trực tuyến, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì cóthể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính. Cụ thể:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản.
- Trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không sửa đổi, bổ sung hồ sơ và trả lời bằng văn bản, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Thực hiện trên cổng Dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể:
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:
- Trong quá trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế nếu thấy tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, cơ quan cấp giấy phép có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép bổ sung để đáp ứng điều kiện hoặc từ chối cấp giấy phép bằng văn bản (nêu rõ lý do).
Bước 3: Nhận kết quả:
- Giấy phép hoạt động điện lực được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Nội dung bài viết:
Bình luận