Thủ tục xin Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các LLVT nước ngoài (Cập nhật 2024)

Hoạt động sản xuất, gia công quân phục cho các lực lựng vũ trang nước ngoài là hoạt động được thực hiện theo sự quy định của pháp luật. Để thực hiện được hoạt động này, thương nhân phải tiến hành xin giấy phép tại Bộ Công thương. Tuy nhiên, trình tự thủ tục xin giấy phép như thế nào, hồ sơ cần chuẩn bị những gì, cũng như hình thức nộp hồ sơ ra sao thì hiện nay nhiều người chưa nắm rõ. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn “Thủ tục xin Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các LLVT nước ngoài” theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục xin Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các LLVT nước ngoài
Thủ tục xin Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các LLVT nước ngoài

1. Khái niệm giấy phép sản xuất, gia công quân phục

Quân phục được hiểu là đồng phục của quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang nước ngoài, được sản xuất theo kiểu mẫu, quy cách thống nhất, mang mặc theo quy định của các lực lượng vũ trang nước ngoài. Danh Mục sản phẩm quân phục trang bị cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục X Nghị định 69/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết về một số điều của luật quản lý ngoại thương.

Những quân phục sản xuất, gia công xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài thì không được tiêu thụ tại Việt Nam.

Pháp luật quy định, nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất, gia công quân phục xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm quân phục thực xuất khỏi Việt Nam.

2. Trách nhiệm của thương nhân sản xuất, gia công quân phục cho LLVT nước ngoài

Thương nhân phải sản xuất khẩu toàn bộ sản phẩm quân phục được sản xuất, gia công tại Việt Nam, không sử dụng quân phục và không tiêu thụ sản phẩm quân phục tại Việt Nam.

Tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ hàng mẫu nhập khẩu, nguyên liệu dư thừa, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm theo quy định hiện hành, có sự giám sát của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.

Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan liên quan khi các cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất sau khi thương nhân được cấp Giấy phép.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép.

3. Chuẩn bị hồ sơ

  • Bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy phép nêu rõ tên hàng, số lượng, trị giá; cảng đến.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bản sao đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo 2 ảnh mầu/một mẫu sản phẩm đặt sản xuất, gia công.

Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện tối thiểu các nội dung: Tên, địa chỉ và điện thoại của bên đặt và bên nhận sản xuất, gia công, tên hàng, số lượng, giá trị thanh toán hoặc giá gia công, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng.

  • Ngoài ra, thương nhân nộp kèm theo bộ hồ sơ một trong các tài liệu sau:
    • Hợp đồng, thỏa thuận mua sắm quân phục ký giữa bên đặt gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
    • Văn bản của cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền nước đặt sản xuất, gia công hoặc văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam xác nhận về đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.

Văn bản xác nhận thể hiện tối thiểu các nội dung: Nước nhập khẩu, tên đơn vị lực lượng vũ trang; tên bên đặt sản xuất, gia công; tên thương nhân Việt Nam nhận sản xuất, gia công.

  • Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, thương nhân nộp 1 bản sao Mã số nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.

4. Thủ tục xin Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các LLVT nước ngoài

  • Bước 1: Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ Công Thương.
  • Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân để hoàn thiện hồ sơ.

  • Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối bổ sung, sửa đổi, cấp lại, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép đã được cấp trong trường hợp phát hiện thương nhân khai báo thông tin liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép không trung thực, không chính xác hoặc thực hiện không đúng Giấy phép.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Đông Tuyền
    Mình cần tư vấn đăng kí giấy vệ sinh ATTP cho sản phẩm mật ong tại huyện thống nhất đồng nai
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo