Để được phép nhập khẩu khoai tây thì bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu khoai tây. Tuy nhiên, các thủ tục liên quan đến nhập khẩu khoai tây cũng khá phức tạp, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, Công ty Luật ACC xin cung cấp Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khoai tây (Cập nhật 2023)
1. Quy định của pháp luật về nhập khẩu khoai tây
- Tất cả các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu khoai tây (kể cả giống và thương phẩm) vào Việt Nam phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các thủ tục kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu biên giới; khoai tây chỉ được phép nhập khẩu khi cơ quan kiểm dịch thực vật chứng nhận rằng không có dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đặc biệt là bệnh ghẻ bột Spongospora subterranea.
- Chỉ sau khi hoàn thành thủ tục kiểm dịch thực vật và được chứng nhận không có dịch hại kiểm dịch thực vật thì lô hàng đó mới được đưa sâu vào nội địa để lưu thông trên địa bàn theo quy định trong công văn cho phép nhập khẩu giống của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục BVTV cấp, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu của cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
- Những tổ chức, cá nhân nhập khẩu khoai tây trái phép, sai thủ tục kiểm dịch thực vật, khi phát hiện sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật và pháp luật hiện hành
- Cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu biên giới phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm dịch thực vật, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
2. Hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu khoai tây
- Giấy đăng ký kiểm dịch (Mẫu giấy 3 ban hành kèm theo phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012, bản chính).
- Bản khai kiểm dịch thực vật: Áp dụng đối với vật thể nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trước khi cập cảng (Mẫu giấy 4 ban hành kèm theo phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012, bản chính).
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương (Bản chính).
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Áp dụng đối với vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Vận đơn (Bill hàng): Áp dụng đối với vật thể nhập khẩu bằng đường biển (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Phiếu đóng gói (Packing List): Áp dụng đối với vật thể nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp vật thể không đồng nhất (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu)
- Giấy ủy quyền của chủ vật thể: Áp dụng trong trường hợp chủ vật thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật (Bản chính). Đối với vật thể nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới hoặc lối mở đường bộ, không yêu cầu giấy ủy quyền của chủ vật thể.
- Hợp đồng mua bán, thư tín dụng (nếu có) (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu khoai tây
- Đăng ký kiểm dịch thực vật: Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước khi nhập khẩu vật thể.
- Nộp hồ sơ giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu khoai tây: Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Kiểm tra vật thể và cấp chứng nhận: Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra vật thể. Căn cứ vào kết quả kiểm tra vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì thông báo chủ vật thể biết và nêu rõ lý do.
4. Dịch vụ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khoai tây (Cập nhật 2021) của Công ty Luật ACC
- Khi sử dụng dịch vụ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khoai tây của Công ty Luật ACC, bạn sẽ nhận được sự nhiệt huyết cũng như hài lòng về sự chuyên nghiệp của chúng tôi.
- Trong quá trình sử dụng dịch vụ, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn bất kỳ thắc mắc nào của bạn. Chúng tôi luôn hoàn thành hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, giúp việc nhập khẩu đi vào hoạt động sớm nhất có thể.
- Bên cạnh đó, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khoai tây của Công ty Luật ACC luôn có một đội ngũ chuyên viên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn luôn cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng, kịp thời.
5. Câu hỏi thường gặp
Mã HS của khoai tây?
0701 – Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh.
– 070190 – Loại khác:
– – 07019010 – Loại thường dùng để làm khoai tây chiên (chipping potatoes) (SEN)
Thuế nhập khẩu khoai tây tươi
Thuế nhập khẩu ưu đãi theo WTO 20%
Thuế VAT 0%
Thuế nhập khẩu khi có chứng nhận xuất xứ E, D, VK, AK, AI : 0%
Để có thể đăng ký kiểm dịch, thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật, hồ sơ yêu cầu là contract giữa buyer và seller.
Sau khi có giấy phép nhập khẩu. Doanh nghiệp tiến hành đưa hàng về, và tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cùng lúc với khai báo hải quan. Cán bộ sau khi tiếp nhận đơn đăng ký sẽ tiến hành lấy mẫu và kiểm dịch hàng hóa, thời gian kiểm dịch từ 2-3 ngày. Sau khi đạt chất lượng thì chi cục kiểm dịch sẽ tiến hành cấp chứng thư kiểm dịch, và hải quan sẽ tiến hành thông quan hàng hóa
Hồ sơ nhập khẩu khoai tây
- Tờ khai nhập khẩu - Import Declaration
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật - Phytosanitary Register
- Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói hàng hóa - Packing list
- Vận đơn - Bill Of lading
- Chứng nhận xuất xứ (nếu có)- Certificate of Origin
- Chứng thư kiểm dịch - Phytosanitary. (bản gốc/ Original)
Mở tờ khai làm thủ tục nhập khẩu củ khoai tây như thế nào?
Sau khi xin xong giấy phép nhập khẩu và giấy kiểm dịch thực vật, các cá nhân, tổ chức nhập khẩu tiến hành mở tờ khai hải quan. Hồ sơ hải quan nhập khẩu củ khoai tây sẽ theo khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khoai tây (Cập nhật 2021). Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khoai tây (Cập nhật 2021) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận