Thủ tục làm Giấy cam kết Bảo vệ môi trường Chăn nuôi (2023)

Chăn nuôi có hoạt động xả chất, khí, nước thải ra môi trường. Pháp luật quy định chủ thể tiến hành hoạt động này cần cam kết giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Hãy cùng ACC tìm hiểu về thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành dưới bài viết này.

giấy cam kết bảo vệ môi trường chăn nuôi
giấy cam kết bảo vệ môi trường chăn nuôi

Theo Luật chăn nuôi năm 2018, hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người. Có hai hình thức của hoạt động chăn nuôi là theo hộ gia đình và chăn nuôi trang trại. Vật nuôi phổ biến là gia cầm và gia súc.

Hiện nay, chất thải phát sinh từ các cơ sở chăn nuôi như phân gia súc, gia súc, nước thải vệ sinh chuồng trại, khí thải từ quá trình phân hủy chất thải, mùi hôi đang gây ô nhiễm  đáng kể môi trường xung quanh. Cũng vì lẽ đó, pháp luật hiện hành quy định các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại phải có các giấy tờ đáp ứng quy định về bảo về môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

Dưới đây là quy định Nhóm các dự án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc dự án,  phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Dự án Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đối tượng thuộc cột 3 phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải Công suất từ 200 tấn sản phẩm/năm đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên Thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải Diện tích mặt nước từ 05 ha đến dưới 10 ha, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 10 ha đến dưới 50 ha
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung Có quy mô chuồng trại từ 500 đầu gia súc hoặc 20.000 đầu gia cầm trở lên

Có quy mô từ 50 động vật hoang dã trở lên

Tất cả (trừ dự án đầu tư xây dựng cơ sở chỉ chăm sóc động vật hoang dã tập trung) Có quy mô chuồng trại từ 100 đến dưới 500 đầu gia súc hoặc từ 5.000 đến dưới 20.000 đầu gia cầm

Có quy mô từ 05 động vật hoang dã đến dưới 50 động vật hoang dã

Bên cạnh đó, những cơ sở chăn nuôi có phát sinh lượng nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 05 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 10.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Có thể thấy, việc xác định thủ tục hành chính về môi trường đối với hoạt động chăn nuôi được căn cứ vào quy mô hoạt động và lượng chất, nước thải ra. Trong đó, kế hoạch bảo vệ môi trường là thủ tục hành chính được thực hiện nhiều nhất.

1. Nội dung của giấy cam kết bảo vệ môi trường chăn nuôi

Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

2. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

  • 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở chăn nuôi;
  • 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử);
  • 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (kèm theo bản điện tử).
Thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường chăn nuôi
Thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường chăn nuôi

3. Thời hạn xác nhận

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. Thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Trình tự, cách thức thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở chăn nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở chăn nuôi

Bước 3: Nhận xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của lập cam kết bảo vệ môi trường?

– Hồ sơ CKBVMT giúp chúng ta hiểu được những vấn để ảnh hưởng của dự án đối với môi trường bằng những phân tích, đánh giá, dự báo của mình. Qua đó đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
– Là sơ sở pháp lý để chủ đầu tư thực hiện những cam kết, giảm giảm thiểu, hạn chế ảnh hưởng xấu đến với môi trường. Trong giai đoạn tiến hành dự án cũng như trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
– Liệt kê tất cả những yếu tố giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn phát sinh ô nhiễm của dự án như: nước thải, khí thải, chất thải rắn…

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định cam kết bảo vệ môi trường là cơ quan nào?

– Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả của UBND cấp huyện
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường?

-Tại địa điểm của dự án, tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án khi dự án hoạt động. Khảo sát quy mô dự án, các điều kiện kinh tế – xã hội – xã hội liên quan đến dự án.
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ dự án như nguồn nước thải, nguồn khí thải ô nhiễm, các chất rắn thải phát sinh, tiếng ồn,… và một số vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình dự án hoạt động của dự án.
– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án có ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố tài nguyên môi trường để đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục.
– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục bảo vệ môi trường mà dự án đã thực hiện.
– Dựa vào việc quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng môi trường để đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, các phương án thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của dự án.
– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
– Soạn thảo kế hoạch bảo vệ môi trường và hồ sơ, gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1093 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo