Tiêu chuẩn VietGAP áp dụng đối với sản phẩm trồng trọt là Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Khi đáp ứng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng nhận VietGAP. ACC xin giới thiệu đến Quý khách Thủ tục xin chứng nhận VIETGAP trồng trọt (Thủ tục 2023).
1. Chứng nhận sản phẩm VietGAP trồng trọt
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn VietGAP áp dụng đối với sản phẩm trồng trọt là Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt.
2. Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng đối với các sản phẩm vietgap trồng trọt bao gồm:
- Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại;
- Trái cây các loại;
- Chè các loại;
- Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …;
- Cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, …
3. Các quy trình VietGAP đối với lĩnh vực trồng trọt
Các quy trình VietGAP đối với lĩnh vực trồng trọt bao gồm:
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theo Quyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm theo Quyết định số 2999/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
4. Các điều kiện cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt
Tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: phân bón, đất, thuốc trừ sâu…để sản phẩm trồng trọt an toàn.
- Thứ 1: Là về kỹ thuật sản xuất.
- Thứ 2: Là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Thứ 3: Là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Thứ 4: Là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
5. Các bước xây dựng VietGAP trồng trọt
Để xây dựng VietGAP trồng trọt cần trải các bước sau:
- Bước 1: Khảo sát điều kiện ban đầu, lấy mẫu đất trồng, nước tưới
- Bước 2: Đào tạo kiến thức về VietGAP, phát biểu mẫu ghi chép
- Bước 3: Xây dựng và ban hành hệ thống tài liệu quản lý
- Bước 4: Đánh giá nội bộ và đánh giá cấp giấy chứng nhận.
6. Thủ tục chứng nhận sản phẩm VietGAP trồng trọt
1. Hồ sơ chứng nhận sản phẩm VietGAP trồng trọt
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
- Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
- Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định;
Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức Chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, tổ chức Chứng nhận thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.
2. Quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận VietGAP
- Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
- Trong thời hạn không qúa 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGap cho nhà sản xuất đủ điều kiện.
- Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGap thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.
3. Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP:
Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP:
- Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
- Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vietgap trồng trọt - chứng nhận vietgap trồng trọt - chứng nhận sản phẩm vietgap trồng trọt - trồng cây theo tiêu chuẩn vietgap - chứng nhận vietgap trồng trọt - tổ chức chứng nhận vietgap trồng trọt do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận