?Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau Đà Lạt 2024

Đà Lạt là một trong những khu vực cung cấp nguồn rau sạch cho khắp cả nước, để đạt được điều đó, rau Đà Lạt cần được chứng nhận VietGAP. Đây là chứng nhận quan trọng giúp chứng minh chất lượng rau sạch và đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay, đối với hoạt động trồng trọt nói chung và trồng rau nói riêng, các cơ sở, nông hộ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ quy trình làm đất, chọn giống cây đến quá trình chăm sóc, sản xuất và thu hoạch. Tiêu chuẩn 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố về Tiêu chuẩn nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices). Theo đó, các cơ sở khi đáp ứng đủ các điều kiện trong Tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng nhận VietGAP.

Đà Lạt là một nơi được thiên nhiên ưu ái với khí hậu và thổ nhưỡng vô cùng thích hợp trong việc trồng các loại rau. Vậy để được cấp chứng nhận VietGAP cho rau Đà Lạt, các cơ sở cần thực hiện thủ tục gì và điều kiện ra sao?

Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau Đà Lạt
Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau Đà Lạt

         Điều kiện để được cấp chứng nhận VietGAP rau Đà Lạt

         VietGAP bao gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

         Để được cấp chứng nhận VietGAP rau Đà Lạt, cần đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện cơ bản như:

1. Điều kiện về nhân sự

  • Người trực tiếp quản lý VietGAP phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
  • Người lao động phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước.
  • Người kiểm tra nội bộ phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất

         * Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất khác

  • Phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài; có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm; nếu là kho thì cửa kho phải có khóa và chỉ những người có nhiệm vụ mới được vào kho. Không đặt trong khu vực sơ chế, bảo quản sản phẩm, sinh hoạt và không gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Cần có sẵn dụng cụ, vật liệu xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất.

         * Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế

  • Phải được làm sạch trước, sau khi sử dụng và bảo dưỡng định kỳ nhằm tránh gây tai nạn cho người sử dụng và làm ô nhiễm sản phẩm.
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đáp ứng quy định của pháp luật về bao bì, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm.

3. Quy trình sản xuất

         Phải có quy trình sản xuất nội bộ cho từng cây trồng hoặc nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện của từng cơ sở sản xuất và các yêu cầu của VietGAP trồng trọt.

4. Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân

  • Cần cung cấp các điều kiện làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị tối thiểu, an toàn cho người lao động.
  • Nhà vệ sinh, chỗ rửa tay cần sạch sẽ và có hướng dẫn vệ sinh cá nhân.
  • Cần có quy định về bảo hộ lao động, hướng dẫn sử dụng an toàn trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong quá trình sản xuất.
  • Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng...) cần được vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng và để đúng nơi quy định, không để chung với nơi chứa thuốc BVTV, phân bón và các hóa chất khác.
  • Cần có thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết.

5. Kiểm tra nội bộ

Phải tổ chức kiểm tra theo các yêu cầu của VietGAP trồng trọt không quá 12 tháng một lần; khi phát hiện điểm không phù hợp phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục.

6. Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất

    • Phải lựa chọn khu vực sản xuất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
    • Phải đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm về hóa học và sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh.
    • Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt cần được phân biệt hoặc có biện pháp cách ly và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các khu trồng trọt không áp dụng VietGAP trồng trọt lân cận (nếu có).

7. Quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào

    • Đất, giá thể, nước tưới có hàm lượng kim loại nặng không vượt quá giới hạn tối đa cho phép đối với tầng đất mặt đất nông nghiệp và chất lượng nước mặt.
    • Nước sử dụng sau thu hoạch đạt yêu cầu theo quy định về chất lượng nước sinh hoạt

8. Bảo vệ tài nguyên đất: Cần có biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, cây trồng; tránh gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.

9. Bảo vệ tài nguyên nước

    • Việc tưới nước cần dựa trên nhu cầu của cây trồng và độ ẩm của đất.
    • Cần có biện pháp kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật và phân bón để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước.

10. Giống

    • Phải sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống địa phương đã được sản xuất, sử dụng lâu năm không gây độc cho người.
    • Cần lựa chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh và sử dụng hạt giống, cây giống khỏe, sạch sâu bệnh để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

11. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm

    • Thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly đối với thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Cần thu hoạch vào thời điểm sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

12. Quản lý rác thải, chất thải:

    • Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất để chứa đựng sản phẩm.
    • Rác thải trong quá trình sản xuất, sơ chế; chất thải từ nhà vệ sinh phải thu gom và xử lý đúng quy định.

13. Người lao động

Người lao động cần sử dụng bảo hộ lao động phù hợp với đặc thù công việc nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm cũng như tác động xấu tới sức khỏe.

         Thủ tục cấp chứng nhận VietGAP rau Đà Lạt

         Sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt, cơ sở thực hiện các thủ tục sau để được cấp chứng nhận VietGAP

         Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận VietGAP rau Đà Lạt

         Bước 2: Tổ chức có thẩm quyền chứng nhận VietGAP tại Việt Nam kiểm duyệt hồ sơ, tiến hành kiểm tra cơ sở trên thực tiễn

         Bước 3: Đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn của cơ sở với Tiêu chuẩn quốc gia về VietGAP.

         Bước 4: Cấp chứng nhận VietGAP cho cơ sở rau Đà Lạt đủ điều kiện cấp chứng nhận.

 

 

        

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (908 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo