Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau Cần (Thủ Tục 2024)

Chứng nhận VietGAP - chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam là chứng nhận giúp chứng minh chất lượng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng an tâm khi lựa chọn. Đối với các sản phẩm rau cần, việc áp dụng các tiêu chuẩn và xin cấp chứng nhận VietGAP ngày càng được nhiều nhà sản xuất chú trọng.

Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau Cần
Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Rau Cần

1. Thủ tục cấp chứng nhận VietGAP rau cần

         Sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt, cơ sở trồng rau cần thực hiện các thủ tục sau để được cấp chứng nhận VietGAP

         Bước 1: Nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP kiểm tra, đánh giá nội bộ với rau cần do mình sản xuất theo quy định.

  • Bảng hướng dẫn kiểm tra nội bộ

Tên cơ sở được kiểm tra:

Địa chỉ kiểm tra:

Thời gian kiểm tra:

Điều khoản Chỉ tiêu Yêu cầu theo VietGAP Kết quả kiểm tra 1) Phân tích nguyên nhân Hành động khắc phục2)
VÍ DỤ:
3.1 Yêu cầu chung
3.1.1 Tập huấn
3.1.1.1 Người trực tiếp quản lý VietGAP trồng trọt phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP. Đ
3.1.1.2 Người lao động phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt, cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước. K Người sử dụng thuốc BVTV chưa được tập huấn Tập huấn về sử dụng thuốc BVTV ngày 15/3/2016 (danh sách tập huấn kèm theo)
3.1.1.3 Người kiểm tra nội bộ phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt. Đ
.....
1) Ghi Đ nếu đạt, ghi K nếu không đạt. Các chỉ tiêu không đạt phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục.

2) Ghi hành động khắc phục và thời gian khắc phục.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu (nếu có))

NGƯỜI KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

 
  • Hướng dẫn đánh giá nguy cơ

         Đánh giá nguy cơ là quá trình xác định các mối nguy; phân tích và đánh giá rủi ro liên quan đến mối nguy đó và xác định cách thức thích hợp để loại bỏ mối nguy hoặc kiểm soát rủi ro khi không thể loại bỏ mối nguy. Đánh giá nguy cơ có thể bao gồm các bước sau: xác định mối nguy; xác định đối tượng có thể bị ảnh hưởng; đánh giá rủi ro và quyết định các biện pháp kiểm soát; lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát các mối nguy và xem lại đánh giá và cập nhật nếu cần.

  • Xác định mối nguy

Trước tiên, cần xác định trong quá trình áp dụng VietGAP (môi trường, người lao động, sản phẩm) có thể xuất hiện những mối nguy nào. Khi xác định các mối nguy cần xem xét kỹ nguồn gốc của nó.

VÍ DỤ: Đối với sản phẩm, các mối nguy mất ATTP gồm có hóa học, sinh học, vật lý.

  • Mối nguy hóa học: mối nguy hóa học có thể xuất hiện trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, mối nguy hóa học gồm:
Mối nguy Nguồn gốc
Độc tố trong sản phẩm - Cây trồng sinh độc tố, ví dụ sắn

- Điều kiện bảo quản không phù hợp, ví dụ khoai tây bảo quản ngoài ánh sáng

- Độc tố do vi sinh vật gây ra trong quá trình sơ chế, bảo quản

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép (MRL) - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng (không có trong danh mục, quá liều lượng,…).

- Thu hoạch không đảm bảo thời gian cách ly.…

Ô nhiễm hóa chất khác (dầu, mỡ, hóa chất tẩy rửa) Máy móc rò rỉ dầu mỡ dính vào sản phẩm….
Hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép Hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước, phân bón cao…
Các chất gây dị ứng Sản phẩm có chứa một số chất gây dị ứng cho một số người mẫn cảm, ví dụ chất Sulfur dioxide được sử dụng để ngăn ngừa thối trên nho, vải và nhãn
  • Mối nguy sinh học: mối nguy sinh học có thể xuất hiện trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, vận chuyển và bảo quản sản phẩm nhưng quan trọng nhất là giai đoạn thu hoạch, sơ chế và vận chuyển, đặc biệt đối với sản phẩm ăn sống. Mối nguy sinh học gồm: vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) gây bệnh cho người trên sản phẩm như Salmonella, E. coli … và một số sinh vật khác như giun, sán.
Mối nguy Nguồn gốc
Vi sinh vật gây bệnh cho người Từ đất; nước (nước tưới, nước sử dụng sau thu hoạch); phân chuồng chưa được ủ hoai mục; động vật (hoang dại, vật nuôi); dụng cụ, máy móc, phương tiện phục vụ thu hoạch, sơ chế vận chuyển, bảo quản không được vệ sinh sạch sẽ; người thu hoạch, sơ chế không vệ sinh cá nhân sạch sẽ hoặc mang các vi sinh vật gây bệnh khi tiếp xúc với sản phẩm.
  • Mối nguy vật lý: mối nguy vật lý có thể xuất hiện trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, vận chuyển và bảo quản sản phẩm nhưng quan trọng nhất là giai đoạn thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm. Mối nguy vật lý gồm:
Mối nguy Nguồn gốc
Vật lạ từ môi trường như: đất, đá, cành cây, hạt cỏ - Thu hoạch một số sản phẩm dưới đất trong điều kiện ẩm ướt.

- Dụng cụ, vật chứa khi thu hoạch, sơ chế đóng gói bị bẩn.

Vật lạ từ dụng cụ, vật chứa, nhà sơ chế như: mảnh kính, kim loại, gỗ,… Bóng đèn, vật chứa đựng sản phẩm, dụng cụ trang thiết bị thu hoạch, đóng gói bị vỡ
Vật lạ từ các đồ trang sức, bảo hộ của người lao động. Do người lao động chưa được đào tạo, quần áo bảo hộ chưa phù hợp.
  • Xác định đối tượng bị ảnh hưởng khi có mối nguy

Mỗi mối nguy cần xác định rõ những đối tượng có thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp xác định cách quản lý rủi ro tốt nhất.

  • Đánh giá rủi ro và quyết định các biện pháp kiểm soát

Với mỗi mối nguy đã xác định cần đánh giá mức độ rủi ro của nó có thể gây ra với các đối tượng đã xác định để quyết định các biện pháp kiểm soát mối nguy đó.

  • Lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát các mối nguy

Trên cơ sở phân tích từ bước 1 đến bước 3 cần lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát các mối nguy, ưu tiên kiểm soát các mối nguy có rủi ro cao trước, tiếp đến là các mối nguy có rủi ro trung bình và thấp.

  • Xem lại đánh giá và điều chỉnh nếu cần

Xem xét lại toàn bộ các bước trên, nếu cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch để kiểm soát hiệu quả các mối nguy đã phát hiện.

         Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận VietGAP rau cần

         Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng ký chứng nhận VietGAP rau cần. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) hoặc Danh sách địa điểm sản xuất.
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản đối với hoạt động trồng rau cần;
  • Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ của cơ sở trồng rau cần theo quy định.

         Bước 3: Tổ chức có thẩm quyền chứng nhận VietGAP tại Việt Nam kiểm duyệt hồ sơ, tiến hành kiểm tra cơ sở trồng rau cần trên thực tiễn.

         Tổ chức cấp chứng nhận sẽ thành lập đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra lần đầu tại trang trại, điểm sản xuất và lấy mẫu đất trồng, nước tưới để xét nghiệm.

         Bước 4: Đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn của cơ sở trồng rau cần với Tiêu chuẩn quốc gia về VietGAP.

         Bước 5: Cấp chứng nhận VietGAP cho cơ sở rau cần đủ điều kiện cấp chứng nhận theo Tiêu chuẩn.

         Sau khi kết thúc kiểm tra, đánh giá, tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận VietGAP cho cơ sở trồng rau cần đủ điều kiện theo quy định.

 

 

        

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo