Thủ tục xin giấy chứng nhận Vietgap Thủy Sản (Điều kiện 2024)

Theo lộ trình áp dụng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đến năm 2015, tất cả vùng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho thủy sản. ACC xin giới thiệu Thủ tục xin chứng nhận VIETGAP thủy sản (Thủ tục 2023).

Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Thủy Sản
Thủ Tục Xin Chứng Nhận VIETGAP Thủy Sản

1. Chứng nhận VietGAP cho thủy sản là gì?

Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (gọi tắt là VietGAP, dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2. Chứng nhận VietGAP cho thủy sản áp dụng cho đối tượng nào?

Hiện nay, Việt Nam quy định các quy trình VietGAP trong lĩnh vực thủy sản gắn với từng loại thủy sản như sau:

VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2011 tại Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011; được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS)

Các hướng dẫn gồm có:

  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Quyết định số 4669/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/10/2014)
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm (Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/04/2016)
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P. vannamei) và tôm sú (P. monodon).

3. Yêu cầu đối với sản phẩm VietGAP thủy sản

Quyết định 1503/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và phát triển thông thôn quy định yêu cầu đối sản phẩm VietGAP thủy sản như sau:

Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ
2.1 Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học.
2.1.1 Cơ sở nuôi phải thực hiện kiểm kê, cập nhật tất cả các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong kho. Phải lập danh mục thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong kho và thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng. Danh mục này phải liên tục được cập nhật đối với tất cả các sản phẩm nhập kho, lưu kho và sử dụng.
2.1.2 Cơ sở nuôi chỉ được sử dụng những loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được phép lưu hành của cấp có thẩm quyền và phương pháp điều trị đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn áp dụng đối với từng loài nuôi cụ thể. Chỉ được sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được phép lưu hành của cấp có thẩm quyền và phương pháp điều trị đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn áp dụng đối với các loài nuôi có tên cụ thể.

Phải có một bảng liệt kê tất cả các loại hóa chất có thể sẽ sử dụng tại cơ sở nuôi như một phần trong Kế hoạch Quản lý sức khỏe động vật thủy sản (tiêu chuẩn 3.1.1).

2.1.3 Cơ sở nuôi phải bảo quản các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học theo hướng dẫn ghi trên nhãn, đúng quy định. Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải được lưu trữ trong kho an toàn, có khóa và những điều kiện khác theo chỉ dẫn ghi trên nhãn mác.

Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải được lưu trữ riêng biệt trong kho để loại trừ nguy cơ ô nhiễm chéo, đặt ở nơi kiên cố, thông hơi tốt, không tiếp xúc với các hóa chất khác.

2.1.4 Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học quá hạn sử dụng phải được loại bỏ đúng cách. Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học hết hạn sử dụng phải được loại bỏ đúng qui định và phải có hồ sơ ghi chép để chứng minh.
2.2 Vệ sinh
2.2.1 Cơ sở nuôi phải có bản đánh giá mối nguy về an toàn vệ sinh. Bản đánh giá các mối nguy về an toàn vệ sinh phải bao gồm cả các mối nguy về môi trường nuôi. Các mối nguy phụ thuộc vào sản phẩm được sản xuất và/ hoặc được cung cấp. Đánh giá mối nguy phải được rà soát, điều chỉnh lại hàng năm và cập nhật khi có thay đổi.
2.2.2 Cơ sở nuôi phải có các văn bản hướng dẫn về an toàn vệ sinh. Các hướng dẫn về an toàn vệ sinh phải được treo, dán, trưng bày ở nơi dễ nhìn thấy, bằng biển báo rõ ràng (có hình minh họa) và/hoặc bằng (các) ngôn ngữ phổ thông đối với người lao động. Tối thiểu, các hướng dẫn phải bao gồm:

- Yêu cầu rửa tay;

- Băng kín các vết thương hở trên da;
- Hạn chế hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc;
- Cảnh báo về tất cả các khả năng lây nhiễm hoặc tình trạng tương tự, bao gồm các dấu hiệu mắc bệnh (ví dụ nôn mửa, vàng da, tiêu chảy) mà nếu bị mắc phải thì người lao động sẽ bị cấm tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản và thực phẩm;
- Sử dụng quần áo bảo hộ thích hợp.

2.3 Chất thải
2.3.1 Các loại chất thải và nguồn có khả năng gây ô nhiễm phải được nhận diện tại cơ sở nuôi. Phải có bảng liệt kê các loại chất thải (ví dụ giấy, bìa, chất dẻo, dầu, v.v...) và nguồn gây ô nhiễm (ví dụ phân bón dư thừa, khí thải, dầu, nhiên liệu, tiếng ồn, bùn thải, hóa chất, nước tắm/ rửa, thức ăn thừa, rong tảo vữa ra khi giặt lưới, v.v..) tạo ra trong quá trình nuôi.
2.3.2 Cơ sở nuôi phải có hệ thống và thực hiện thu gom, phân loại, tập kết và xử lý rác/ chất thải đúng qui định. Các loại rác/ chất thải phải được thu gom, phân loại, tập kết và xử lý đúng cách theo quy định.

Phải có hồ sơ ghi chép về việc thu gom, phân loại, tập kết và xử lý chất thải của cơ sở nuôi.

2.3.3 Cơ sở nuôi phải dọn sạch rác và chất thải. Không có rác/ chất thải ở xung quanh khu vực nuôi hoặc nhà kho.

Không đốt chất thải có nguồn gốc là nhựa, giấy hay bỏ lại các chất này trong môi trường

Tất cả rác và chất thải phải được dọn sạch, kể cả nhiên liệu bị tràn đổ.

2.3.4 Cơ sở nuôi phải có đủ nhà vệ sinh tự hoại và nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh không làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất và hệ thống cấp nước. Phải có nhà vệ sinh tự hoại đủ dùng cho công nhân tại cơ sở nuôi và đảm bảo nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom, xả qua hệ thống nước thải, không làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất và hệ thống cấp nước.

Phải có hồ sơ ghi chép về việc loại bỏ chất thải sinh hoạt và các phương tiện thu gom chất thải phải có sẵn khi kiểm tra.

2.4 Thu hoạch và sau thu hoạch
2.4.1 Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản phải được thực hiện đúng cách, đảm bảo VSATTP. Phải thực hiện thu hoạch và vận chuyển sản phẩm (nếu cơ sở nuôi tự vận chuyển) đến nơi tiêu thụ đảm bảo điều kiện VSATTP. Phải có hồ sơ ghi chép về quá trình thu hoạch, vận chuyển. Công nhân phải có hiểu biết về vấn đề này.
2.4.2 Giữa hai vụ nuôi, cơ sở nuôi phải thực hiện tẩy trùng và/ hoặc tạm ngừng nuôi. Phải có sẵn các hồ sơ ghi chép về các quy trình tẩy trùng và/ hoặc các giai đoạn tạm ngừng nuôi thích hợp giữa hai vụ nuôi tùy theo đối tượng nuôi và điều kiện nuôi cụ thể.

4. Thủ tục xin chứng nhận VIETGAP thủy sản (Thủ tục 2020)

Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP thủy sản

Hồ sơ chứng nhận VietGAP bao gồm

  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định;
  • Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức Chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ; tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.

Kiểm tra chứng nhận VietGAP thủy sản

  • Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký Hợp đồng Chứng nhận, Tổ chức Chứng nhận thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
  • Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP

  • Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
  • Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn;
  • Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP;
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;

5. Các tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản

Các tổ chức chứng nhận VietGAP thủy sản phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản
  • Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5
  • Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)
  • Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4
  • Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2
  • Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert
  • Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES)

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1111 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo